Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2009

Nhớ mùa hoa cải vàng bên dòng sông Lô quê mẹ !



(Cảm ơn em gái xinh xinh đã cho anh những cảm xúc ngẫu hứng)


Nhớ những mùa hoa cải vàng nở rực bên sông Lô quê mẹ. Em cắp cặp trên đê, tóc dài đung đưa theo gió. Những rặng tre ngà rủ xuống bên bờ sông mẹ như hoà quện vào bóng em trên đường đến trường. Nắng mới đông soi hồng đôi gò má cao gầy của em, co gái miền Trung du thường hay để tóc dài. Mới đó mà dòng sông đã già, già thật. Ngày trở lại bến sông, anh không còn thấy những bãi hoa cải vàng bạt ngàn bên sườn đê, cũng không thấy em với tà áo dài thướt tha trong gió. Nhưng vẫn còn đó, bụi tre già như đứng chờ anh không ngủ. Tất cả hình như đã lùi vào dĩ vãng. Bây giờ, với anh những mùa hoa cải vàng chỉ còn trong sách vở. Gần hai mươi lăm năm xa quê, những mùa hoa cải vàng vẫn giấu chặt trong kí ức anh, một đứa học trò bên dòng sông quê nghèo khó. Nhìn màu hoa cải vàng trong sắc đông giá lạnh, anh lại nghĩ đến mẹ và em. Hình như chỉ có mẹ và em, cứ sống trong kí ức những mùa hoa cải của đời sống thực mà anh thầm mong nhớ ! Trước mặt anh là biển xanh Phan Thiết sóng trập trùng vô tận. Nhưng ngoài kia, anh vẫn thấy hình bóng em đi giữa triền sông trong màu tươi của hoa cải ở sông Lô quê mình.

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2009

Vì sao cứ phải phụ thuộc thị trường Trung Quốc ?



(Người nông dân trồng thanh long là đối tượng chịu thiệt thòi)


Tại kì họp HĐND tỉnh Bình Thuận diễn trong hai ngày 2-3.12, nhiều đại biểu bất ngờ khi biết được trái thanh long của Bình Thuận bị rớt giá thê thảm. Ông Võ Kỳ Tập- Trưởng Ban kinh tế ngân sách của HĐND tỉnh trong bài thảo luận của mình, nêu rõ “giá thanh long từ 10.000 đồng nay chỉ còn 4.000 đồng/kg. Sở dĩ có như vậy là vì miền nam Trung Quốc, nơi tiêu thụ đến 70 % sản lượng trái thanh long Bình Thuận bắt đầu chớm vào mùa đông”. Mùa đông nên lạnh giá, người Trung Quốc không ăn trái cây nhiều như các mùa khác, nên họ mua ít và ép giá các thương lái từ Việt Nam. Theo thông tin chúng tôi vừa nhận được, hiện nay tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) có hàng chục xe container của các doanh nghiệp Bình Thuận chở thanh long sang Trung Quốc nhưng bị ép giá quá thấp, đang “nằm vạ” tại biên giới. Phần thì tiếc, phần thì muốn nghe ngóng chờ đợi tăng giá, nên các doanh nghiệp không chịu giao hàng. Và dĩ nhiên, nếu thời gian chờ đợi kéo dài thì trái thanh long sẽ hư hỏng. Lúc đó không chỉ lỗ, mà còn có nguy cơ mất trắng hàng trăm tấn hàng.
Đối với trái thanh long Bình Thuận, đã có sự cam kết giữa Bộ NN&PTNT Việt Nam và Tổng cục giám sát chất lượng -Thanh tra và kiểm dịch Trung Quốc kí kết. Danh sách tất cả các nhà vườn thanh long của Bình Thuận đã được lập và gửi cho phía Trung Quốc. Nhưng rủi ro về giá cả cứ luôn xảy ra, gây ức chế và thiệt hại lớn cho người nông dân trồng thanh long Bình Thuận. Hầu như năm nào cũng có một, hai đợt thanh long sang Trung Quốc tự nhiên “giảm giá đột ngột”.
Chị Nguyễn Thị Ngọc, chủ một cơ sở thu mua thanh long ở huyện Hàm Thuận Nam, nhận định: Thanh long mùa này chủ yếu là trái mùa do chạy điện thắp sáng kích thích ra trái, nên đầu tư rất lớn. Với giá xuất tại vườn khoảng 10.000 đồng thì người nông dân may ra không lỗ. Nhưng do không xuất được hàng sang Trung Quốc và có thì cũng rất ít, nên bắt buộc các đầu nậu phải giảm giá. Đối với những doanh nghiệp vừa sản xuất vừa xuất khẩu, có xe tự vận chuyển mới dám xuất thanh long đi Trung Quốc những ngày này. Ngoài ra tất cả phải chịu chung số phận là lỗ ! Chị Ngọc còn cho biết, ở huyện Hàm Thuận Nam (thủ phủ thanh long của cả nước) đã có nhiều doanh nghiệp mất khả năng trả nợ ngân hàng vì lỡ mua hàng trăm tấn hàng xuất đi Trung Quốc. Nhiều tay mối lái người Trung Quốc đến tận vườn thanh long của Bình Thuận đặt hàng mua một giá, nhưng khi đem hàng đến Lạng Sơn thì họ lại hạ giá xuống rất xa với lý do thị trường nội địa ít ăn hàng do mùa đông đã về.

Câu chuyện mùa đông chớm về miền nam Trung Quốc không phải là hiện tượng lạ về thời tiết. Nó diễn ra theo qui luật của đất trời và năm nào cũng thế. Tại sao lại có chuyện chớm đông thì hạ giá thanh long thê thảm như thế ? Thanh long vào thị trường Trung Quốc chủ yếu (hầu như 100%) qua đường tiểu ngạch. Tức buốn bán theo kiểu sang tay ngay tại biên giới. Thử tính một bài toán đơn giản: Hiện nay diện tích thanh long của Bình Thuận gần 11.000 ha. (Lớn hơn diện tích thanh long của cả hai tỉnh Long An và Tiền Giang cộng lại). Mỗi năm Bình Thuận sản xuất từ 150 nghìn đến 200 nghìn tấn thanh long quả. Trong 70 % số sản lượng ấy phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Với mức giá từ 10.000 đồng xuống 4.000/kg thời điểm hiện nay thì sẽ mất bao nhiêu tiền của người nông dân ?
Ông Huỳnh Văn Tí- Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH đơn vị Bình Thuận, trong phiên họp ngày 3.12, đã đặt câu hỏi và phê bình các cơ quan chức năng, “tại sao không có những cảnh báo cho người trồng thanh long, là mùa này thì Trung Quốc ít ăn hàng ?”. Để không có cảnh khóc dở mếu dở của người trồng thanh long như hôm nay. Nhưng không có bất cứ một vị giám đốc nào trả lời về điều này trong nghị trường.
Trái thanh long Bình Thuận từng được tung hứng khi thị trường Đông Âu, Mỹ và gần đây nhất là Nhật Bản mở cửa đón nhận. Nhưng lượng hàng xuất đi các nước này chẳng đáng là bao so với đi Trung Quốc. Rõ ràng là thị trường Trung Quốc cho dù hút hàng đến bao nhiêu thì vẫn là một thị trường đầy rủi ro với người trồng thanh long. Tại sao thanh long Việt Nam cứ phải phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc ?

QUẾ HÀ

Thứ Năm, 3 tháng 12, 2009

Tấm ảnh bị vi phạm nhiều lần !


Tôi cảnh báo, tấm ảnh này của tôi đã đăng trên báo của tôi (báo Thanh Niên) nhưng đã có vài tờ báo "nhớn" vi phạm là lấy ảnh này mà không ghi rõ nguồn. Hôm nay lại thấy quả tang hai tờ là Lao động và "Ông to VTV" sử dụng "chùa" tấm ảnh này. Đây là tấm ảnh tôi chụp tại cây số 14, huyện Hàm Thuận Nam,tỉnh Bình Thuận khi bắt gặp hai cha con người nông dân thu hoạch thanh long (còn trong máy của tôi). Một tấm ảnh như vậy, với người làm báo chuyên nghiệp là không lớn. Nhưng các bạn không nên xài chùa như thế. Ảnh của tôi chụp (và đăng)trên báo Thanh Niên mà không đăng ở bất cứ tờ báo nào khác. Kính mong các bác gỡ xuống ngay,hoặc muốn xài chùa cho đỡ tốn kém thì phải ghi rõ nguồn. Nếu không tôi sẽ phải nhờ đến Trung tâm bản quyền sở hữu trí tuệ giải quyết đấy. Trân trọng !
Đường Link Lao Động và VTV sử dụng chùa ảnh của tôi:

http://www.laodong.com.vn/Home/Tin-vui-cho-trai-thanh-long-Viet-Nam/200910/161039.laodong



http://www.vtv.vn/Article/Get/Thieu_nong_san_Viet_cho_nguoi_Viet_f16b5d171e.html

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2009

Vĩnh biệt Nhà báo, nhà thơ Đặng Ngọc Khoa !

Vĩnh biệt Đặng Ngọc Khoa lãng du !
Đặng Ngọc Khoa là một tay nhà báo lãng du và phóng khoáng. Bạn đọc không lạ những phóng sự xuyên Việt, thậm chí xuyên Đông Dương của anh trên Thanh Niên. Một Đặng Ngọc Khoa trường kì theo đuổi lối viết phóng sự đặc tả bay bướm nhưng khá mạch lạc. Ở lĩnh vực thơ, anh lại hoàn toàn khác. Thơ anh ngắn gọn và dễ cảm thụ. Một bài thơ ngắn mà Đặng Ngọc Khoa viết về mẹ khi về thăm quê chiều mùng Hai tết, làm nhiều người xúc động. Đó là bài thơ Nhớ mẹ. Mới hôm nào bên bờ biển Phan Thiết, anh đọc cho tôi nghe trong tiếng đệm đàn réo rắt của nhạc sĩ Diệp Chí Huy.

Ngày Tết
đi qua hàng trầu cau
bỗng nhớ
Mẹ ta xưa ăn trầu môi đỏ
Cái cối xay
Cái ông bình vôi
Còn hằn dấu vân ngón cái.
Một người mẹ Quảng Nam như bao người mẹ khác. Nhưng khi nhớ về mẹ, Khoa nhớ đến những kỉ vật rất đỗi thân quen: Vườn trầu, cối ngoáy trầu, bình vôi. Nó thân quen đến mức anh còn nhìn thấy cả dấu vân tay của mẹ mình dính trên cối trầu !
Dù trăm năm, hay nghìn năm, nếu không còn mẹ thì ta cũng chỉ như một cánh cò lẻ loi trên cánh đồng mồ côi. Một triết lý sống mà anh nhắc lại, không bao giờ là cũ.
Chiều mùng Hai tết, Khoa có cảm giác hẫng hụt khi về thăm quê mà không còn nhìn thấy mẹ. Một hình ảnh thật xúc động khi tác giả viết:
Chiều mùng Hai
Con một mình về quê
Tay cầm miếng trầu
lặng lẽ.
Biết tìm đâu đôi bàn tay mẹ.
Đặt lên chữ hiếu muộn màng !
Nỗi nhớ mẹ của Đặng Ngọc Khoa càng trở nên day dứt, khôn nguôi. Nó thể hiện đầy đủ dù chỉ trong hai câu thơ cuối bài. Mẹ, với ai cũng là điều thiêng liêng và cao cả. Không có nỗi đau nào bằng nỗi đau không còn mẹ. Sự hối hận muộn màng của đứa con xa quê càng làm tứ thơ sâu hơn trong cảm xúc. Phải chăng những năm phiêu bạt đã làm nên một Đặng Ngọc Khoa trong cốt cách của bài thơ này. Hôm nay, Đặng Ngọc Khoa đã trở về với mẹ. Anh đã về để têm trầu cho mẹ trong những ngày đông giá rét này. Phan Thiết nhớ anh những ngày săn voi Tánh Linh đầy khí thế. Thôi anh đi nhẹ nhàng nhé “đại ca tóc dài” của em . Vĩnh biệt anh !
Quế Hà (Như một nén nhang trầm tiễn đưa anh về têm trầu cho mẹ !)

Vĩnh biệt nhà thơ, nhà báo Đặng Ngọc Khoa !

Anh đã về cõi vĩnh hằng !

Thứ Ba, 1 tháng 12, 2009

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2009

Nhớ bục giảng !

Vậy là đúng 5 năm mình xa bục giảng. Hình ảnh viên phấn, cái bảng đen và chiếc cặp luôn xách bên mình khi đến trường... giờ đã trở thành dĩ vãng. Bây giờ, thay vào chiếc cặp là chiếc máy tính xách tay, máy ảnh, máy ghi âm.... luôn theo mình trong suốt 5 năm qua.
Năm năm xa mái trường, nhưng hình ảnh về những khuôn mặt học trò ở vùng quê nghèo luôn là những kỉ niệm đẹp nhất trong cuộc đời tuổi trẻ của mình.
Còn nhớ vào năm 1986, khi một mình mình dám đương đầu với một thôn bản trắng trường, trắng lớp ở một xã dân tộc của huyện Bắc Bình. Khi ấy có khi gần hai tháng mới ra phố chỉ để ...cắt tóc vì tóc quá dài. Nhưng học trò rẫy của mình mỗi ngày một đông hơn. Gìơ thì hơn 70 đứa trẻ ngày nào đã con bồng con bế, có đứa mặt còn già khằng hơn cả mình. Khi gặp mặt, điều hạnh phúc nhất là tụi chúng luôn nhớ mình không phải vì mình hay...đánh tụi chúng mà chúng còn nhớ thầy vì thầy dí dỏm và....hát hơi bị hay !!! Dù có đứa bây giờ chỉ là anh nông dân, có đứa là sĩ quan công an, Biên phòng, cá biệt có em đã làm chủ tịch....xã, nhưng chúng luôn vui vẻ và luôn nhớ đến mình. Hôm rồi đến cơ quan công an, có một anh sĩ quan kêu tên thật của mình là thầy. Giật mình, té ra hắn là học trò cũ. May mà có nó chứ không thì hôm đó mình khó lòng mà moi được tin tức gì...
Sau 18 năm dạy học, cuộc đời làm thầy cho mình nhiều thứ. Nhưng thứ quí giá nhất là tình thầy trò đã ăn sâu vào tiềm thức của những tháng năm trẻ tuổi đầy sôi nổi. Xa quê hơn 20 năm, đến xứ người, còn điều gì quí hơn là tình cảm của mọi người dành cho mình, dù đến hôm nay mình vẫn chẳng một tấc đất cắm dùi...!
Dù đã xa nghề dạy học 5 năm, nhưng mỗi khi đến ngày Nhà giáo Việt Nam (dù chỉ ngắm nhờ hoa của cô giáo vợ) thì mình vẫn cảm thấy trong lòng dâng lên niềm vui kì lạ. Cuộc đời ai chẳng có một người thầy để nhớ. Đời người ai chẳng từng là học sinh vỡ lòng... điều đó quí giá vô cùng đối với mình.
Những ngày này, muốn trở lại thăm những ngôi trường mình từng dạy học, muốm thăm những đồng nghiệp khắp mọi nơi dù có người đã trở thành sếp, có người vẫn bộn bề những lo toan. Và đặc biệt, muốn thăm lại ngôi trường xưa mình từng học ở quê (Trường THPT Phù Ninh- Phú Thọ)....Nhưng cuộc đời cứ như những thác ghềnh. làm sao mọi ước muốn đều có thể trở thành hiện thực. Vài dòng miên man cảm xúc. Xin chúc các thầy cô, các cựu đồng nghiệp có một nụ cười tươi bên những đoá hoa hồng tươi thắm của ngày 20.11 năm nay.....
Vậy là đúng 5 năm mình xa bục giảng. Hình ảnh viên phấn, cái bảng đen và chiếc cặp luôn xách bên mình khi đến trường... giờ đã trở thành dĩ vãng. Bây giờ, thay vào chiếc cặp là chiếc máy tính xách tay, máy ảnh, máy ghi âm.... luôn theo mình trong suốt 5 năm qua.
Năm năm xa mái trường, nhưng hình ảnh về những khuôn mặt học trò ở vùng quê nghèo luôn là những kỉ niệm đẹp nhất trong cuộc đời tuổi trẻ của mình.
Còn nhớ vào năm 1986, khi một mình mình dám đương đầu với một thôn bản trắng trường, trắng lớp ở một xã dân tộc của huyện Bắc Bình. Khi ấy có khi gần hai tháng mới ra phố chỉ để ...cắt tóc vì tóc quá dài. Nhưng học trò rẫy của mình mỗi ngày một đông hơn. Gìơ thì hơn 70 đứa trẻ ngày nào đã con bồng con bế, có đứa mặt còn già khằng hơn cả mình. Khi gặp mặt, điều hạnh phúc nhất là tụi chúng luôn nhớ mình không phải vì mình hay...đánh tụi chúng mà chúng còn nhớ thầy vì thầy dí dỏm và....hát hơi bị hay !!! Dù có đứa bây giờ chỉ là anh nông dân, có đứa là sĩ quan công an, Biên phòng, cá biệt có em đã làm chủ tịch....xã, nhưng chúng luôn vui vẻ và luôn nhớ đến mình. Hôm rồi đến cơ quan công an, có một anh sĩ quan kêu tên thật của mình là thầy. Giật mình, té ra hắn là học trò cũ. May mà có nó chứ không thì hôm đó mình khó lòng mà moi được tin tức gì...
Sau 18 năm dạy học, cuộc đời làm thầy cho mình nhiều thứ. Nhưng thứ quí giá nhất là tình thầy trò đã ăn sâu vào tiềm thức của những tháng năm trẻ tuổi đầy sôi nổi. Xa quê hơn 20 năm, đến xứ người, còn điều gì quí hơn là tình cảm của mọi người dành cho mình, dù đến hôm nay mình vẫn chẳng một tấc đất cắm dùi...!
Dù đã xa nghề dạy học 5 năm, nhưng mỗi khi đến ngày Nhà giáo Việt Nam (dù chỉ ngắm nhờ hoa của cô giáo vợ) thì mình vẫn cảm thấy trong lòng dâng lên niềm vui kì lạ. Cuộc đời ai chẳng có một người thầy để nhớ. Đời người ai chẳng từng là học sinh vỡ lòng... điều đó quí giá vô cùng đối với mình.
Những ngày này, muốn trở lại thăm những ngôi trường mình từng dạy học, muốm thăm những đồng nghiệp khắp mọi nơi dù có người đã trở thành sếp, có người vẫn bộn bề những lo toan. Và đặc biệt, muốn thăm lại ngôi trường xưa mình từng học ở quê (Trường THPT Phù Ninh- Phú Thọ)....Nhưng cuộc đời cứ như những thác ghềnh. làm sao mọi ước muốn đều có thể trở thành hiện thực. Vài dòng miên man cảm xúc. Xin chúc các thầy cô, các cựu đồng nghiệp có một nụ cười tươi bên những đoá hoa hồng tươi thắm của ngày 20.11 năm nay.....
Vậy là đúng 5 năm mình xa bục giảng. Hình ảnh viên phấn, cái bảng đen và chiếc cặp luôn xách bên mình khi đến trường... giờ đã trở thành dĩ vãng. Bây giờ, thay vào chiếc cặp là chiếc máy tính xách tay, máy ảnh, máy ghi âm.... luôn theo mình trong suốt 5 năm qua.
Năm năm xa mái trường, nhưng hình ảnh về những khuôn mặt học trò ở vùng quê nghèo luôn là những kỉ niệm đẹp nhất trong cuộc đời tuổi trẻ của mình.
Còn nhớ vào năm 1986, khi một mình mình dám đương đầu với một thôn bản trắng trường, trắng lớp ở một xã dân tộc của huyện Bắc Bình. Khi ấy có khi gần hai tháng mới ra phố chỉ để ...cắt tóc vì tóc quá dài. Nhưng học trò rẫy của mình mỗi ngày một đông hơn. Gìơ thì hơn 70 đứa trẻ ngày nào đã con bồng con bế, có đứa mặt còn già khằng hơn cả mình. Khi gặp mặt, điều hạnh phúc nhất là tụi chúng luôn nhớ mình không phải vì mình hay...đánh tụi chúng mà chúng còn nhớ thầy vì thầy dí dỏm và....hát hơi bị hay !!! Dù có đứa bây giờ chỉ là anh nông dân, có đứa là sĩ quan công an, Biên phòng, cá biệt có em đã làm chủ tịch....xã, nhưng chúng luôn vui vẻ và luôn nhớ đến mình. Hôm rồi đến cơ quan công an, có một anh sĩ quan kêu tên thật của mình là thầy. Giật mình, té ra hắn là học trò cũ. May mà có nó chứ không thì hôm đó mình khó lòng mà moi được tin tức gì...
Sau 18 năm dạy học, cuộc đời làm thầy cho mình nhiều thứ. Nhưng thứ quí giá nhất là tình thầy trò đã ăn sâu vào tiềm thức của những tháng năm trẻ tuổi đầy sôi nổi. Xa quê hơn 20 năm, đến xứ người, còn điều gì quí hơn là tình cảm của mọi người dành cho mình, dù đến hôm nay mình vẫn chẳng một tấc đất cắm dùi...!
Dù đã xa nghề dạy học 5 năm, nhưng mỗi khi đến ngày Nhà giáo Việt Nam (dù chỉ ngắm nhờ hoa của cô giáo vợ) thì mình vẫn cảm thấy trong lòng dâng lên niềm vui kì lạ. Cuộc đời ai chẳng có một người thầy để nhớ. Đời người ai chẳng từng là học sinh vỡ lòng... điều đó quí giá vô cùng đối với mình.
Những ngày này, muốn trở lại thăm những ngôi trường mình từng dạy học, muốm thăm những đồng nghiệp khắp mọi nơi dù có người đã trở thành sếp, có người vẫn bộn bề những lo toan. Và đặc biệt, muốn thăm lại ngôi trường xưa mình từng học ở quê (Trường THPT Phù Ninh- Phú Thọ)....Nhưng cuộc đời cứ như những thác ghềnh. làm sao mọi ước muốn đều có thể trở thành hiện thực. Vài dòng miên man cảm xúc. Xin chúc các thầy cô, các cựu đồng nghiệp có một nụ cười tươi bên những đoá hoa hồng tươi thắm của ngày 20.11 năm nay.....

Ngày Nhà giáo Việt Nam muôn năm !

Ngày Nhà giáo VN mãi mãi đẹp nhất !

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2009

Vụ Đại học Phan Thiết: Báo chí đã quá đà !

Căn nhà cổ này trị gí gần 3 tỷ đồng (ảnh trên) và công văn của UBND tỉnh Bình Thuận gửi Bộ GD (ảnh dưới)



Vụ Đại học Phan Thiết: báo chí đã quá đà !

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2009

Trung thu của người lớn !



Tết trung thu bao đời nay là của trẻ em và nó luôn hướng về trẻ em. Tết trung thu đã trở thành một sản phẩm văn hoá đặc sắc không thể thiếu trong văn hoá Việt. Không khí trung thu đang về rộn ràng trong tất cả các miền quê những ngày này.
Tuy nhiên, gần đây, với những pha trộn của sự phát triển về kinh tế, xã hội, tết trung thu đã bị lợi dụng và biến dạng. Người ta sản xuất bánh trung thu “không phải để ăn” mà là để làm quà cáp, biếu xén cho nhau nhân dịp này. Một ông quan chỉ trong vòng tuần lễ trung thu, đã nhận hàng chục cái bánh trung thu có giá từ vài trăm nghìn đồng cho đến cả triệu đồng. Rất tiếc rằng ông quan này đâu còn con cháu thuộc diện nhận bánh trung thu. Và dĩ nhiên người “phá cỗ” lại là người lớn !
Ở TP.Phan Thiết (Bình Thuận) lâu nay nổi tiếng bởi lễ hội lồng đèn. Lễ hội này từng được công nhận là “lễ hội lồng đèn lớn nhất Việt Nam”. Qua theo dõi mấy năm gần đây được biết, quả thực không có ở nơi nào trên đất nước ta có lễ hội lồng đèn to lớn như thế. Mỗi trường học của thành phố biển này phải làm một lồng đèn thuộc diện “khổng lồ” để phục vụ cho đêm cộ đèn trung thu. Một chiếc đèn trung thu như thế với giá hiện nay thấp nhất là mười lăm triệu đồng. Đối với những trường vận động kinh phí tốt thì chiếc đèn có thể được làm với giá trên ba chục triệu đồng. Chưa kể mỗi trường còn phải có thêm hàng trăm chiếc đèn nhỏ cho đêm trung thu thì sơ tính mỗi trường cũng phải tốn ít nhất hai chục triệu đồng cho lễ hội lồng đèn lớn nhất Việt Nam. Thử làm một phép tính, với hơn ba chục trường học tham gia, sẽ mất biết bao nhiêu tiền cho đêm trung thu ? Đáng chú ý là phong trào thi thố làm lồng đèn trung thu hoành tráng đã trở thành “cuộc chơi của người lớn”. Mới khai giảng, trường nào cũng cắt cử một “ban” chuyên tập trung lo cho việc làm đèn trung thu. Nhà trường thuê hẳn một ê kíp, hoặc một công ty quảng cáo, thiết kế từ kiểu dáng đến kích cỡ và trang trí chiếc đèn mang tên trường mình, có gắn theo máy nổ và chíp điều khiển tự động. Cốt sao phải là đèn độc đáo và giật giải, dù giải thưởng chỉ vài trăm nghìn. Cả tháng trời chuẩn bị công phu để có một chiếc đèn hoành tráng; nhưng nó chỉ được sử dụng chừng hai giờ đồng hồ trong đêm rước đèn quanh thành phố, sau đó lại vứt bỏ. Có năm, ngày rước đèn gặp mưa lớn, nhà trường còn phải mua luôn áo mưa cho các em đi rước đèn đông đủ nhằm “lấy điểm”. Với chủ trương xã hội hoá giáo dục hiện nay, nhà trường không bắt buộc nộp tiền làm đèn trung thu mà chỉ vận động phụ huynh “tự nguyện”. Có trường học còn bắt tay được với những resort lớn có tiếng ở Phan Thiết- Mũi Né, gắn thương hiệu của họ vào chiếc đèn lồng của trường mình. Và dĩ nhiên kinh phí sẽ được doanh nghiệp gánh chịu. Và thế là cuộc chơi trung thu hoàn toàn thuộc về người lớn.
Trung thu không thể thiếu với trẻ em dù bất kì ở miền quê nghèo hay thành phố. Nó vốn là của trẻ em thì trách nhiệm của người lớn phải để cho trẻ em. Không nên biến dịp trung thu này để chúng ta thi thố, cung phụng nhau với những chi phí quá tốn kém. Hãy dùng tiền đó để xây trường học, cấp học phí cho những học sinh nghèo vốn có ở khắp mọi miền của đất nước.
QUẾ HÀ

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2009

Giải tán IDS (Huy Đức)


(Bài viết hay nhất về sự kiện hay nhất trong tuần)

Đọc kỹ các văn kiện liên quan đến việc giải thể của viện IDS mới thấy, đó là một quyết định của những người có lòng tự trọng và dũng cảm. Nhìn vào danh sách những người ký tên vào bản tuyên bố, thấy, hầu hết trong số họ là những nhân vật từ lâu đã nhận được sự kính trọng của xã hội. Danh lợi không phải là điều họ hướng tới, vậy thì một khi những ý kiến phản biện tâm huyết của họ không còn được lắng nghe nữa, họ giữ cái viện ấy làm gì. Trước IDS, từ đầu năm 2009, các học giả Harvard và Chương trình Fulbright cũng đã thôi cống hiến cho Chính phủ những bản báo cáo hàng quý hết sức giá trị về tình hình kinh tế.
Những người có quyền lực có thể sẽ thở phào nhẹ nhõm; các bậc trưởng thượng như GS Hoàng Tuỵ, nhà nghiên cứu Trần Đức Nguyên, Việt Phương… có thể sẽ có nhiều thời gian hoàn thành những công việc dở dang. Vấn đề là người dân. Cũng là ruộng đồng Việt Nam, cũng cái cày con trâu, chỉ vì chính sách đúng hay sai mà người dân có khi đói tới mức phải đi ăn xin; có khi làm ra hàng chục triệu tấn gạo xuất đi các nước. Hiện tại cũng như trong quá khứ, những sai lầm đau đớn nhất về mặt chính sách thường do trước khi ban hành, chúng không được đưa ra thảo luận và công khai phản biện.
Những chính sách dẫn đến khủng hoảng kinh tế xã hội không chỉ là chuyện lịch sử. Năm 2007, từ quý II, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra những dấu hiệu bất ổn vĩ mô. Một vài thành viên trong Ban Nghiên Cứu của Thủ tướng cũ (bị giải thể ngày 28-7-2006 theo quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) khuyến cáo: “Nếu tiếp tục chạy theo mục tiêu tăng trưởng GDP thì sẽ không tránh khỏi lạm phát”. Ngay lập tức, họ nhận được sự than phiền: “Sao tình hình đang tốt mà có người cứ phá”. Báo chí tạm thời im lặng. Các nhà nghiên cứu chọn con đường phản biện trong “hệ thống”. Không rõ các cảnh báo sớm ấy đã được xem xét thế nào mà nửa cuối 2007, đầu tư vẫn ồ ạt, tăng trưởng tín dụng từ 21,4% trong năm 2006 vọt lên 38,7%. Những chỉ số GDP của 2007 đương nhiên là lấp lánh…
Ngay từ tháng 1-2008, lạm phát đã bộc lộ, “tình hình không tốt” như một số người từng nghĩ nhưng “khối u” chưa phải là “ác tính”. Tuy nhiên, liều thuốc chống lạm phát “bốc” ngay đã gây ra cho nền kinh tế một cú “shock”: dự trữ bắt buộc tăng, trong tháng 1-2008, các ngân hàng thương mại phải thu về hơn 20.000 tỷ đồng; ngày 13-2, các ngân hàng lại phải mua một lượng tín phiếu bắt buộc trị giá 20.300 tỷ đồng… lãi suất qua đêm ở thị trường liên ngân hàng tăng từ 6,52% vọt lên 27%, có lúc lên tới 40%; thanh khoản đột ngột thiếu hụt. Thị trường địa ốc ngay lập tức đóng băng. Chỉ số chứng khoán rơi tự do, VN-index đang trên 1000, tới ngày 26-3-2008 tụt xuống còn 500. Nhưng, những ảnh hưởng gián tiếp mới thực sự làm kiệt quệ nền kinh tế: trong năm 2008, phần lớn các doanh nghiệp cần vốn sản xuất kinh doanh phải vay với lãi suất lên tới 25%, xuất nhập khẩu thì thiếu ngoại tệ, sản xuất thì thiếu vốn…
Cho dù hậu quả không được thảo luận công khai thì người dân cũng biết nền kinh tế Việt Nam “xuống tận đáy” năm 2008 chẳng phải vì các “nguyên nhân quốc tế”. Mãi tới tháng 9-2008, khủng hoảng kinh tế thế giới mới bộc lộ và phải đến cuối quý IV-2008, xuất khẩu mới giảm nhẹ, dấu hiệu cho thấy Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu. Đến lúc ấy thì nền kinh tế Việt Nam đã kiệt quệ do phản ứng phụ của “thuốc” chống lạm phát. Ngày 24-2-2009, chứng khoán rơi tự do xuống tới con số xấu kỷ lục: VN-index chỉ còn 235.
Sau những biến cố ấy, lẽ ra “phản biện” công khai phải trở thành quy trình bắt buộc khi ban hành chính sách thì Quyết định 97 lại ra đời. Quyết định 97 không những giới hạn “lĩnh vực” các viện nghiên cứu tư nhân được hoạt động mà “nếu có ý kiến phản biện về đường lối, chủ trương, chính sách” thì phải “gửi ý kiến đó cho cơ quan Đảng, Nhà nước có thẩm quyền”; cấm “công bố công khai với danh nghĩa hoặc gắn với danh nghĩa của tổ chức”. Trong một bài phỏng vấn trên Vietnamnet, Thứ trưởng Bộ Khoa học Nguyễn Quân giải thích: “Trong bối cảnh xã hội phức tạp hiện nay, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế đầy khó khăn thử thách, chúng ta đang cần có sự đồng thuận cao của xã hội đối với các quyết sách… nên công bố các kết quả nghiên cứu phản biện… phải hết sức thận trọng”.
Hiểu về đồng thuận như ông thứ trưởng Nguyễn Quân rõ ràng là phi khoa học. Một chính sách không thể nào tìm được sự đồng thuận nếu những khác biệt không được đưa ra tranh luận công khai. Kể cả việc tranh luận có thể chỉ ra những sai lầm của Chính phủ. Người dân không bao giờ hy vọng có một chính phủ không phạm sai lầm; nhưng người dân có quyền đòi hỏi chính phủ của họ phải biết lắng nghe để khắc phục những sai lầm ấy. công khai bàn luận còn để đảm bảo một chính sách khi được đưa ra là nhằm phục vụ lợi ích quốc gia thay vì chỉ phục vụ những nhóm đặc quyền, đặc lợi (tôi không dùng “nhóm lợi ích” vì ở Việt Nam, lobby không giống như các nước). Chưa kể, Quyết định 97 nếu tồn tại sẽ để lại hậu quả lâu dài thay vì chỉ nhắm tới IDS hay chỉ phục vụ cho “bối cảnh xã hội” mà hiện thời ông thứ trưởng cho là “phức tạp”.
Quyết định 97 là một ví dụ đắt giá cho thấy, một khi quy trình ban hành không được phản biện công khai thì chính sách đưa ra không những bất ổn về mặt pháp lý mà còn chứa đựng không ít rủi ro. Có thể nói là những người tham mưu Quyết định này đã không tiên liệu được những tổn thất về uy tín chính trị có thể xảy ra cho người ký.
Trí thức là một tầng lớp có tiếng nói độc lập trong xã hội thay vì là những người giúp việc có bằng cao học hay tiến sỹ. Khoa học và chính trị là hai lĩnh vực khác nhau. Một chính khách tự tin sẽ nhận thấy, không phải những lời xưng tụng mà chính là các chỉ trích mới làm cho mình đúng hơn và lớn lên. Thực ra, những đóng góp của IDS và những bản báo cáo của nhóm học giả Harvard và Chương trình Fulbright chỉ là những công việc khởi đầu, đem lại cho dân chúng hy vọng, phản biện xã hội có thể có vai trò và trí tuệ có thể tiếp cận được các nhà ban hành chính sách.
Tuyên bố tự giải tán IDS là một việc làm mới mẻ của những người trí thức. Từ nay sẽ không còn tiếng nói nhân danh IDS; nhưng, đôi khi, im lặng tưởng “đóng” thực ra lại là sự bắt đầu. Nhất là khi, “lên tiếng” trở thành nỗi khát khao của người dân, của những người không thờ ơ với nội tình đất nước.
Huy Đức (ảnh của bác trannhuong.com)

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2009

Chiếc Notton *(ảnh trên) cáu cạnh và chiếc Solex3300 nghênh tiếp du khách

Thú chơi xe “độc” ở Tiến Đạt resort.
Tiến Đạt Resort, một khu du lịch 3 sao ở P. Hàm Tiến (TP. Phan Thiết, Bình Thuận) không đơn thuần chỉ là một trong rất nhiều khu nghỉ mát ở “thủ đô resort” Việt Nam. Bởi vì, ông chủ của khách sạn này còn là một tay chơi xe cổ sành điệu có tên tuổi của Việt Nam.

Trong bãi xe trưng bày tại cổng, ông chủ tiến Đạt “chỉ cho xuất hiện” khoảng 25 chiếc xe từ “cực kì cổ, cho đến cổ”. Đấy là chưa kể trong kho của ông chủ này còn khoảng 30 chiếc khác nằm đắp mền, thuộc diện “bí mật” không xuất hiện.
Anh Dũng, một trợ lí giám đốc của Tiến Đạt dẫn tôi đi xem và hướng dẫn tỉ mỉ về xuất xứ, cấu tạo của từng chiếc xe cổ. Là người không có chuyên môn, tôi chỉ còn cách là ghi chép lại không thiếu một chi tiết gì về từng chiếc xe “độc” ở đây. Ngay trên bệ cửa của resort, hai chiếc “con cưng” thuộc diện cổ nhất Việt Nam được ông chủ nghênh tiếp dân chơi xe, mà nói theo cách nói của một nhân viên là “dân chơi xe ai cũng thèm hai chiếc này”. Đó là chiếc Solex 3300 và chiếc Mobylette không tự động của Pháp. Anh Dũng cho biết, chiếc xe Solex 3300 và Mobylette này có từ những năm 1950 của thế kỉ trước. Đây là dòng xe sản xuất dành riêng cho nữ sinh viên Pháp thời đó. Ngay sau đó, loại xe này lần đầu tiên được xuất hiện ở Hà Nội. Thời đó, một nữ sinh Hà Nội đi trên chiếc Solex 3300 chỉ có con nhà quí phái mới có thể sở hữu. “Một thiếu nữ mặc áo dài mà cưỡi con xe này thời đó thì còn gì bằng”- anh Dũng kể. Điều ngạc nhiên là chiếc Solex 3300 vẫn bóng loáng và nổ máy chạy tốt. Giới thiệu về dòng xe Sachs, anh Dũng nói: Theo ông chủ của tôi, dòng Sachs có nhiều đời như Goebel, Capri, Rumi và Follis, nhưng trong đó dòng xe Goebel (gô- ben) là thông dụng nhất ở Sài Gòn thập niên 60- 70. Hồi ấy dân Sài Gòn thịnh xe này hơn dân Hà Nội.

Riêng dòng xe Mobylette, Tiến Đạt trưng bày đến 6 chiếc, còn nước sơn “zin”. Các đời cổ nhất như đời 3 sườn, đến các đời sau này đều có. Đặc biệt, chiếc Notton 150 CC sản xuất từ năm 1960 của Tiến Đạt vẫn còn “Zin 100%” và cáu cạnh dưới bàn tay trau truốt của một tay bảo trì chuyên nghiệp. Dòng xe này cực kì hiếm vì người Việt thời những năm 60- 70 ít sử dụng mà chỉ người Tây mang sang Việt Nam để đi lại trong thành phố. Anh Dũng cho biết, để bảo trì cho vài chục chiếc xe cổ ở đây, ông chủ đã thuê hẳn một người thợ cực kì am hiểu về xe cổ đến tu sửa hằng ngày với chế độ riêng cho từng chiếc, hay từng dòng xe khác nhau.
Không chỉ hiển hiện những chiếc xe “độc” từ những năm 50 của thế kỉ trước như Motobecane (của Đức), Sachs (của Ý) hay Peugeot (Pháp) mà hiện nay Tiến Đạt bắt đầu “gom” cả những dòng xe của Đông Âu sản xuất thời những năm 1960- 1970 như MZ 250 (của Đông Đức), Jawa 350 của Tiệp Khắc cũ…Mỗi chiếc xe cổ được ông chủ ở đây mua về với giá ít nhất cũng vài nghìn đô-la, anh Dũng nói. Tuy nhiên, cái quan trọng là sự đam mê của người chơi, chứ nó thì vô giá - anh Dũng cho biết. Ông chủ Tiến Đạt có mặt hầu như khắp mọi nơi để tìm xe cổ. Bằng chứng là gần 60 chiếc xe cổ ở Tiến Đạt hiện nay có các biển số khắp nơi từ Hoà Bình, Lạng Sơn, Đăk Lăk, Tiền Giang, Hà Nội, Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh. Có những du khách nước ngoài khi đến đây nghỉ mát đã xin được mua lại một chiếc đem về nước làm kỉ niệm, nhưng đều bị ông chủ từ chối, một nhân viên ở đây khoe.
Không chỉ chơi xe gắn máy, môtô cổ, Tiến Đạt resort hiện còn sở hữu những chiếc ôtô Zepp của Mỹ. Đặc biệt, chiếc ôtô 4 bánh hiệu Traika của Liên Xô cũ, một dòng ô tô không sản xuất nhiều. Anh Nho - Giám đốc điều hành Tiến Đạt resort cho biết, đây là dòng xe “xịn” hơn cả Lada, nó chỉ được sản xuất theo đơn đặt hàng. Dòng xe này được thiết kế cực kì chắc chắn với động cơ mạnh và cửa xe có thể chống đạn bắn tỉa. Chiếc Traika 4 chỗ ở Tiến Đạt đã được đeo biển số 86H của Bình Thuận. Đây chính là chiếc xe từng phục vụ cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng của Việt Nam. Hiện nay dòng xe này còn một chiếc nữa do một tay chơi Hà Thành (Hà Nội) lưu giữ.
(bài này đáng lẽ đăng ở Tuần San của Thanh Niên, nhưng bị loại thì cho lên Blog mình. khakhakha)

Thứ Năm, 10 tháng 9, 2009

Tin không được đăng báo !

(TN) Ngày 9.9, Phó giáo sư- Tiến sĩ Phạm Hồng Hải (Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam), luật sư bào chữa cho bị cáo Trần Văn Thanh trong vụ án “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…” ở Đà Nẵng, cho biết Viện thực hành công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm tại Đà Nẵng ( Viện phúc thẩm II- Thuộc Viện KSND tối cao) đã chính thức kháng nghị một phần bản án sơ thẩm của TAND TP Đà Nẵng. Theo đó, kiến nghị Toà phúc thẩm tuyên bị cáo Trần Văn Thanh (nguyên thiếu tướng- Chánh Thanh tra Bộ Công an) không phạm tội. Luật sư Phạm Hồng Hải cho biết thêm: “Tại phiên toà sơ thẩm tôi đã nêu quan điểm rằng trong hồ sơ vụ án không đủ tài liệu để chứng minh ông Trần Văn Thanh phạm tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ….”. Không thể chỉ dùng lời khai của Đinh Công Sắt và lit điện thoại thể hiện các cuộc gọi giữa Sắt và ông Thanh để cho rằng ông Thanh chỉ đạo Sắt phát tán tài liệu. Tình tiết trong một vài lá đơn thu được tại nhà vợ cũ của Nguyễn Phi Duy Linh, có bút tích của ông Thanh, cũng không thể coi là chứng cứ chứng minh ông Thanh là người xúi giục Linh khiếu nại tố cáo, bởi đó là quyền của mọi công dân; ông Trần Văn Thanh với vai trò là người hiểu biết pháp luật hoàn toàn có quyền tư vấn và giúp người khác thực hiện các quyền của mình được pháp luật cho phép. Hơn nữa, các đơn đó của Nguyễn Phi Duy Linh cũng chưa được gửi đi nên không thể nói là gây thiệt hại cho Nhà nước hay bất kì cá nhân nào. Tôi hoàn hoàn toàn đồng tình và hoan nghênh nội dung kháng nghị của Viện phúc thẩm II đề nghị tuyên ông Thanh vô tội”.
Trước đó, ngày 6.8 TAND TP. Đà Nẵng đã tuyên ông Trần Văn Thanh 18 tháng tù treo vì tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…”.
QUẾ HÀ (ghi)

Thứ Hai, 7 tháng 9, 2009

Mình có Tổng Biên tập và Phó tổng biên tập mới !

Chiều nay 7.9, anh Võ Văn Thưởng- Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã công bố các quyết định bổ nhiệm Ban Biên tập Báo Thanh Niên.
Anh Nguyễn Quang Thông- Phó tổng, sẽ chính thức ngồi vào ghế Tổng biên tập. Tổng thư kí Toà soạn- anh Đặng Việt Hoa cũng trở thành tân Phó tổng biên tập. Thêm một phó Tổng biện tập mới hoàn toàn, đó là chị Phương Thảo(ảnh)- Uỷ viên Ban thường vụ Trung ương Đoàn, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn.

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2009

Đằng sau vụ thầy giáo Đại học Nông lâm bị tạt a-xít.

Một cách nhìn khác sau vụ thầy giáo bị tạt Axít.
Dĩ nhiên, hành vi của “SV già” Trần Xuân Thanh, tạt Axít vào thầy Phó khoa Đặng Hiếu Dũng (Đại học Nông lâm Tp.HCM) là không thể chấp nhận và đáng lên án.
Tuy nhiên, khoan không nói đến việc vi phạm đạo đức của SV thất đức có tên Thanh, vì chuyện đó trước sau gì cũng có pháp luật trừng trị. Ở đây chỉ bàn chuyện Sinh viên già, học mãi không được ra trường.
Thực tế hiện nay, có SV học tới 6-7 năm, thậm chí lâu hơn vẫn không được ra trường. Có bạn thi đến lần thứ 3 vẫn không thoát được “án tử” của các thầy về môn học nào đó. Cha mẹ, anh em, bạn bè sẽ nghĩ gì khi mình học mãi mà vẫn không có bằng. Cuộc sống ở quê là rất khốn khó, nhưng cha mẹ vẫn vun vén từng đồng để nuôi mình mỗi ngày bước lên giảng đường đại học.
Nhưng báo đáp cha mẹ như thế nào khi mà mình học 6-7 năm vẫn chưa bước ra khỏi trường đại học. Rớt những môn lại không phải là chuyên môn chính của mình thì lại càng là một nỗi đau khác. Nếu bạn là một SV học hoài mà không ra được trường, chắc bạn sẽ hiểu sự nông cạn của SV già người Thanh Hoá có tênTrần Xuân Thanh. Tôi nghĩ, sau sự việc này, có thể là một hồi chuông để các trường Đại học cảnh tỉnh những SV học hoài mà không chịu ra trường. Nhưng ở góc độ nào đó, cũng nhắc nhở các thầy đại học nên xem lại sự thái quá của mình. Không vì chuyện nhỏ bé nào đó mà làm hư hỏng cuộc đời một con người khi họ còn rất trẻ tuổi. Mức điểm số 4 hay số 5 không phải là con điểm quá xa khi nó không phải là điểm môn chính mà SV theo đuổi một ngành học. Tôi nghĩ, cuộc đời này không phải ai cũng giỏi và ngành, nghề nào cũng giỏi, ngay cả các thầy. Kể cả các ông thầy được cho là giỏi, không phải vị thầy nào cũng có thành tích học tập thật giỏi trước khi bước lên bục giảng. Sự cố gắng của con người không chỉ từ hôm nay, mà nó còn ghi dấu ấn của một con người không chỉ ngày nay, ngày mai, mà là sự kiên trì bền bỉ trong một thời gian dài từ rất lâu, lâu lắm.
Đừng kìm hãm cuộc đời một con người khi thiếu sót của họ chỉ là một lỗ hổng.

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2009

Phản hồi Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện



Mới đây, trên Tuần Việtnamnet, một người bạn của tôi, Tiến sĩ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện có bài viết phản ánh, sau đúng 1 năm Hà Tây nhập vào Hà Nội đã có những “lệch” về văn hoá vùng miền do quên chú ý đến Hà Tây
Đọc xong bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện , tôi chỉ xin có 3 ý kiến nhỏ sau:
Thứ nhất, việc sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội không nằm ngoài xu thế đô thị hoá các trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội như Thủ đô của nhiều quốc gia khác, chứ không riêng gì thủ đô nước ta. Chúng ta đang tiến đến một đất nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Điều tất yếu là diện tích, hay nói theo cách của TS Diện, là vùng nông thôn chắc chắn sẽ bị thu hẹp lại. “Xét một cách toàn diện”, người dân các vùng nông thôn như Hà Tây cũng được hưởng những nét văn hoá đặc sắc mà chỉ có vùng kinh thành mới có. Sự cân bằng hay kéo ngắn khoảng cách nền văn hoá trong một vùng miền của đất nước ta sẽ có được từ đây.
Thứ hai, việc “Hà Tây về Hà Nội” là sự giao thoa của các nền văn hoá không khác nhau là mấy. Trên thực tế, khi Hà Nội chưa “kéo” Hà Tây về thì các vùng ven của Thủ đô vẫn có những nét đồng quê, luỹ tre, bờ đê, tương tác với nền văn hoá xứ Đoài. Dĩ nhiên là sự đồng nhất trong mỗi vùng miền của văn hoá Việt là rất đa sắc màu bởi bản chất nền văn hoá chúng ta là thế.
Thứ ba, tôi đồng nhất với quan điểm của TS Diện bởi lẽ, sau khi Hà Tây về Hà Nội thì nền văn hoá Hà Tây nói chung và nền văn hoá xứ Đoài nói riêng không còn là điểm nhấn đặc sắc. Đơn thuần bởi nó không chỉ bị “đập ra xây mới” mà là do nhận thức của chính chúng ta. Chúng ta ở đây chủ yếu nói đến những nhà quản lý Nhà nước trên lĩnh vực này. Nếu không gìn giữ được “cái riêng” thì “cái chung” sẽ dần bị mờ nhạt và thu hẹp từ không gian, thời gian đến tính chất của nó. Xin nói lại, nền văn hoá Việt là nền văn hoá đa sắc dựa trên nền văn hoá của cả 53 dân tộc anh em khác chứ không riêng của người Kinh. Nhưng cũng phải nói lại, nền văn hoá làng, chùa chiền, miếu mạo là cốt cách của nền văn minh lúa nước mà bao đời nay ông cha ta để lại. Nếu nó bị lu mờ sẽ đồng nghĩa với truyền thống của cha ông ta sẽ mất dần. Thế hệ con cháu chúng ta sau mười, hai mươi năm nữa sẽ ra sao khi hôm nay tính truyền thống của ông cha ta đang bị quên lãng.
QUẾ HÀ

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2009

Vĩnh biệt Nhà thơ Tế Hanh !

Nhà thơ Tế Hanh có tên là Trần Tế Hanh, sinh năm 1921, tại Quảng Ngãi. Tác phẩm kinh điển của Tế Hanh chính là bài thơ trong SGK ai ai cũng biết: Nhớ Con sông quê hương !Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông ấm áp
Chẳng biết nước có giữ ngày giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy.

Bạn bè tôi túm năm tụm bảy
Bầy chim non bay lượn trên sông
Tôi dang tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ.
Chúng tôi lớn lên mỗi người một ngả
Kẻ sớm khuya chài lưới bên sông
Kẻ cuốc cày mưa nắng ngoài đồng
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến.
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bên sông...

Tôi hôm nay sống trong lòng miền
Bắc Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc.
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng miền Nam
Tôi nhớ không nguôi ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao được sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những người không quen biết.
Có những trưa tôi đứng dưới hàng cây
Bỗng nghe dâng cả một nỗi tràn đầy
Hình ảnh con sông quê mát rượi
Lai láng chảy lòng tôi như suối tưới.
Quê hương ơi, lòng tôi cũng như sông
Tình Bắc Nam chung chảy một dòng
Không ghềnh thác nào ngăn cản được
Tôi sẽ đến nơi tôi hằng mong ước.
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương.

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2009

Viết trong lúc chờ con thi đại học !

Trời chưa sáng, ngay cả chuông báo thức điện thoại chưa reo, vậy mà cả hai cha con đã dậy. Sài Gòn còn ánh đèn đường, nhưng đã náo nhiệt ngoài phố. Dù không nói gì, nhưng ba hiểu con rất lo cho ngày thi đại học lần này. Đây là thời điểm quyết định để con có thể bước qua quãng đời học sinh và trở thành một sinh viên với cuộc sống xa nhà, xa em và xa cha mẹ.
Ba không đặt ra bất cứ một nguyên tắc nào, cũng không có một chỉ tiêu cụ thể nào bắt buộc với con. Nhưng cha muốn con dù sao cũng phải vào được đại học ngay năm đầu. Ba năm học ở trường Chuyên và sự ưu ái của ba cho con suốt 12 năm học, ba nghĩ là con sẽ làm được điều đó.
Cha ngồi đây chờ con, làm bài tốt nhé con gái thân yêu của ba.

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2009

Vĩnh biệt Huỳnh Phúc Điền !


Vĩnh biệt Huỳnh Phúc Điền, người nghệ sĩ tài hoa bạc mệnh, một người bạn thân thiết của Báo Thanh Niên ! Tấm hình này mình chụp Điền cùng các ca sĩ khác trong lần về Bình Thuận hát cho Ngày Ca Sĩ ở Tp Phan Thiết. Đây là tấm ảnh cuối cùng mình được chụp tay nghệ sĩ có nụ cười luôn hiền lành này.

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2009

Công nhân Trung Quốc quậy ở Thanh Hoá.

Xem tại đây !
http://vietnamnet.vn/xahoi/2009/06/854202/

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2009

Khi nhà báo làm thơ về mẹ !

Nhà báo viết thơ về mẹ không phải hiếm. Nhưng để có được một bài thơ hay, thậm chí là bài thơ mang dấu ấn của riêng mình, không phải nhà báo nào cũng làm được.

1. Nguyễn Việt Chiến, một nhà báo quá nhiều người đã biết trong vụ PMU 18. Nhưng ở đây, tôi muốn nói đến một Nguyễn Việt Chiến trong bài thơ về mẹ: Những ngôi chùa trong đêm !(*) Bài thơ anh sáng tác trong một hoàn cảnh rất đặc biệt- trong tù !

Người mẹ trong bài thơ anh viết chính là mẹ mình. Một người mẹ luôn theo dõi từng bước đi của con. Những lúc túng quẫn nhất cũng là những lúc anh nhớ thương về mẹ nhiều nhất.

Mẹ đang cầu nguyện
mỏi mòn chuỗi hạt tháng năm
bóng mẹ in trên vách thời gian
như pho tượng tạc bằng nước mắt
Mẹ bảo : nước mắt ban ngày chảy xuôi đánh thức những ngôi đền,
còn ban đêm nước mắt chảy ngược vào trong
thấm đến một miền đức tin cứu rỗi.

Lời mẹ dạy như một chân lý chói ngời theo từng bước con đi. Với Nguyễn Việt Chiến “nước mắt không bao giờ ngừng chảy”. Vì thế, “Có ngôi đền chỉ làm bằng nước mắt. Có ngôi đền chỉ xây bằng đức tin. Có ngôi đền làm bằng lời cầu nguyện”. Ngôi đền mà mẹ dạy Nguyễn Việt Chiến chính là niềm tin vào chân lý và tương lai tươi sáng của ngày mai. Khi con người bị đẩy lùi vào bến khổ sở của cuộc đời, thì cũng là khi chúng ta nghĩ đến mẹ. Đó là cốt cách, là chân lý. Chỉ có mẹ mới có thể giúp ta vượt qua bóng tối của chính mình. Tác giả đã khéo léo khi so sánh ngôi chùa trong thơ như búp sen của Đức Phật. Nó vén lên cái bóng đêm u ám tưởng chừng không thể nào cứu rỗi.

Ở nơi cao sang nhất, hay thấp hèn nhất, người luôn ở bên ta. Đó chính là mẹ. Hình ảnh người mẹ già tụng kinh cầu nguyện cho con trong đêm đông giá lạnh. Dù ở trong lao tù nhưng Nguyễn Việt Chiến vẫn cảm nhận được tình yêu mà mẹ dành cho mình :

Mẹ ngồi, hai vạt áo nâu
Hương ba nén thắp, khói cầu nguyện bay.


Những ngôi chùa trong đêm
nhân bản và thánh thiện đến bất ngờ. Nó thể hiện được ý chí vươn tới một khát vọng sống mãnh liệt. Điều đó có thể chưa lột tả hết tính nhân văn mà bài thơ Nguyễn Việt Chiến khắc hoạ những gian truân anh từng nếm trải thông qua hình ảnh mẹ mình.

(*)Bài thơ đã đăng trên báo Văn Nghệ.

2. Khác với Nguyễn Việt Chiến, Đặng Ngọc Khoa là một tay nhà báo lãng du và phóng khoáng. Người đọc không lạ những phóng sự xuyên Việt, thậm chí xuyên Đông Dương của anh trên Thanh Niên. Một Đặng Ngọc Khoa trường kì theo đuổi lối viết phóng sự đặc tả bay bướm nhưng khá mạch lạc. Ở lĩnh vực thơ, anh lại hoàn toàn khác. Thơ anh ngắn gọn và dễ cảm thụ. Một bài thơ ngắn mà Đặng Ngọc Khoa viết về mẹ khi về thăm quê chiều mùng Hai tết, làm nhiều người xúc động. Đó là bài thơ Nhớ mẹ.

Ngày Tết
đi qua hàng trầu cau
bỗng nhớ
Mẹ ta xưa ăn trầu môi đỏ
Cái cối xay
Cái ông bình vôi
Còn hằn dấu vân ngón cái.

Một người mẹ Quảng Nam như bao người mẹ khác. Nhưng khi nhớ về mẹ, tác giả nhớ đến những kỉ vật rất đỗi thân quen: Vườn trầu, cối ngoáy trầu, bình vôi. Nó thân quen đến mức tác giả còn nhìn thấy cả dấu vân tay của mẹ mình dính trên cối trầu !

trăm năm, hay nghìn năm, nếu không còn mẹ thì ta cũng chỉ như một cánh cò lẻ loi trên cánh đồng mồ côi. Một triết lý sống mà anh nhắc lại không bao giờ là cũ.

Chiều mùng Hai tết, tác giả có cảm giác hẫng hụt khi về thăm quê mà không còn nhìn thấy mẹ. Một hình ảnh thật xúc động khi tác giả viết:

Chiều mùng Hai

Con một mình về quê

Tay cầm miếng trầu

lặng lẽ.

Biết tìm đâu đôi bàn tay mẹ.

Đặt lên chữ hiếu muộn màng !

Nỗi nhớ mẹ của Đặng Ngọc Khoa càng trở nên day dứt. Nó thể hiện đầy đủ dù chỉ trong hai câu thơ cuối bài. Mẹ, với ai cũng là điều thiêng liêng và cao cả. Không có nỗi đau nào bằng nỗi đau không còn mẹ. Sự hối hận muộn màng của đứa con xa quê càng làm tứ thơ sâu hơn trong cảm xúc. Phải chăng những năm phiêu bạt đã làm nên một Đặng Ngọc Khoa trong cốt cách của bài thơ này.

Quế Hà

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2009

Chúc mừng ngày Nhà báo Việt Nam 21.6 !


Ngày Nhà báo Việt Nam. Chả biết nói gì, chỉ coi hình cái thiệp này là lời chúc tất cả các đồng nghiệp chân cứng đá mềm, vượt qua thời kì...nhạy cảm !

Hiện tượng lạ: Cây vạn tuế trổ bông !


Đây là cây vạn tuế có hàng trăm năm tuổi. Bỗng nhiên nó trổ bông. Thật là kì diệu !

chụp hình với siêu mẫu 2009, ghia chưa !


Đố biết em siêu mẫu này tên gì ? Chụp với em này ở Hoàng Ngọc Resort đó. Khớp chưa !

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2009

Vĩnh biệt Nhạc sĩ Dòng sông không trở lại !

Bảo Phúc đã Vĩnh viễn về với những dòng sông.

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2009

Hàng rào kĩ thuật từ Trung Quốc !

Thực hiện cam kết giữa Bộ Nông nghiệp Việt Nam và Tổng cục Giám sát chất lượng kiểm nghiệm kiểm dịch (AQSIS) nước công hòa nhân dân Trung Hoa tháng 1.2009. Kể từ ngày 1/ 7 tới đây, 5 loại trái cây của Việt Nam khi vào Trung Quốc phải đạt các tiêu chuẩn về kĩ thuật kiểm dịch thực phẩm của nước này. 5 loại trái cây đó là Nhãn, Vải, Chuối, Dưa hấu và Thanh long. Ngoài ra, tất cả các nhà vườn, các vùng trồng, các nhà sản xuất, chế biến và các nhà xuất khẩu các loại trái cây trên phải kê khai xuất xứ hàng hoá để phía bạn có thể truy nguồn gốc khi có ….vấn đề. Như vậy là sau khi trái cây thanh long bị tắc ở Đài Loan, nay nó cùng với 4 loại trái cây khác lại bị hàng rào kĩ thuật khi vào Trung Quốc.


Thứ Tư, 27 tháng 5, 2009



Tấm gương Võ Văn Kiệt sáng mãi với chúng ta

Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng Chính phủ (Theo VNN).

Mới đây mà đã đến ngày giỗ đầu cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người mà tên tuổi đã in sâu đậm trong tâm trí mỗi người Việt Nam và bạn bè quốc tế. Nhớ tới Ông, chúng ta nhớ về một người suốt đời gắn bó mật thiết với nhân dân đến mức cái tên Sáu Dân vốn là bí danh, đã nhanh chóng trở thành thân thiết và được mọi người quen dùng hơn cả tên chính thức - Võ Văn Kiệt.

Đó chính là nhân cách, phẩm chất và bản lĩnh của đồng chí Sáu Dân - Võ Văn Kiệt, một nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước và dân tộc ta, một chiến sĩ cách mạng kiên cường, một đảng viên Cộng sản kiên trung, trọn đời phấn đấu vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân.

Con người đã dành cho chúng ta lòng yêu thương và sự đồng cảm sâu sắc ấy đã đi xa; song từ sự kính trọng và gắn bó trong tâm khảm của mình, tôi cảm thấy Ông vẫn như đang đồng hành với chúng ta, đang chia sẻ cùng chúng ta mọi buồn vui, đang tha thiết giãi bày tất cả những gì mà Ông ấp ủ trong lòng về sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Gần như đi suốt chiều dài lịch sử của cách mạng, từ phong trào Thanh niên phản đế 1938, Nam Kỳ khởi nghĩa 1940, qua 30 năm kháng chiến chống ngoại xâm, đến sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước ở chặng đường hôm nay; từ người thanh niên hăng hái nhiệt tình tham gia cách mạng ở quê hương Vĩnh Long giàu truyền thống yêu nước, đến cương vị là Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, là Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Sáu Dân - Võ Văn Kiệt luôn luôn là con người của hành động, với tất cả sự sáng tạo mãnh liệt mà ông đã hội tụ không mệt mỏi từ đồng bào, đồng chí và bạn hữu.

Nhân cách ấy, bản lĩnh ấy hình thành từ tinh thần hy sinh chiến đấu ngoan cường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và từ niềm tin vững chắc của Ông đặt vào cả dân tộc. Những năm tháng gần gũi Ông, được cùng làm việc với Ông, nhìn vào những việc Ông làm và lần theo cách suy nghĩ của Ông, tôi ngày càng hiểu rõ chính nhân cách, phẩm chất và bản lĩnh ấy đã làm nên nhân vật lịch sử Sáu Dân - Võ Văn Kiệt.

Nhân cách ấy và bản lĩnh ấy trước hết là sự thấu suốt đường lối của Đảng và sự hình thành sâu sắc ở trong Ông về tư duy và ý chí đại đoàn kết dân tộc. Ông là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và đóng góp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc là một cống hiến to lớn của Ông trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhớ lại những thời kỳ gian nan của cách mạng và kháng chiến cũng như những lúc hiểm nghèo khi mới giành được độc lập, thống nhất, nhìn vào những nhiệm vụ mà Ông gánh vác qua những bước thăng trầm của đất nước, chúng ta càng nhận thức sâu sắc tầm quan trọng mang tính sống còn của đại đoàn kết dân tộc đối với vận mệnh của Tổ quốc và càng hiểu Ông sâu sắc hơn với tính cách là con người của đại đoàn kết dân tộc. Ông mang lại cho đồng bào ta, gồm cả những người trước đây ở phía bên kia chiến tuyến, lời kêu gọi đồng thuận, hướng về phía trước, cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tất cả vì một Tổ quốc Việt Nam thân yêu.

Ở đồng chí Sáu Dân - Võ Văn Kiệt, đại đoàn kết dân tộc xuất phát từ niềm tin sâu sắc: Yêu nước không là độc quyền của riêng ai; Tổ quốc là của tất cả mọi người Việt Nam; mọi người Việt Nam đều có quyền và trách nhiệm đóng góp cho đất nước. Noi gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ông cho rằng đoàn kết có nghĩa là chung lòng, chung sức xây dựng và bảo vệ đất nước, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, vượt lên những sự khác biệt, kể cả sự khác nhau về chính kiến.

Mãi mãi ghi nhớ và biết ơn những hi sinh, mất mát không kể xiết của dân tộc ta để giành độc lập, thống nhất, chúng ta càng thấm thía về đòi hỏi tất yếu phải đoàn kết hoà hợp dân tộc, phải khơi dậy và phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta càng quý trọng tấm gương của đồng chí Sáu Dân - Võ Văn Kiệt về đại đoàn kết dân tộc.

Dám chịu trách nhiệm

Trong suốt hai cuộc kháng chiến chống xâm lược, Ông luôn có mặt tại chiến trường Nam Bộ, thành đồng Tổ quốc, ở nhiều tỉnh và chính tại Sài Gòn, sống giữa lòng dân, đảm đương rất nhiều trọng trách, cùng với đồng bào và chiến sĩ các lực lượng vũ trang nhân dân vượt qua biết bao gian khổ ác liệt hy sinh lập nên những chiến công hiển hách, đóng góp quan trọng vào chiến công chung vĩ đại của dân tộc ta.

Tôi muốn đặc biệt nêu lên một cống hiến to lớn vào bậc nhất của Ông trong thời gian sau Hiệp định Paris đầu năm 1973, khi Ông là Bí thư Khu uỷ đồng thời là Chính uỷ Quân khu 9. Cùng với Khu uỷ và Bộ tư lệnh Quân khu, Ông và Phó Bí thư Khu uỷ - Tư lệnh Quân khu Lê Đức Anh đã có một quyết định hành động rất chiến lược, rất dũng cảm và đầy trách nhiệm, phù hợp với tình hình thực tế của chiến trường, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và các lực lượng vũ trang, đó là: Không chấp nhận ngừng bắn khi chính quyền Sài Gòn đã vi phạm Hiệp định; kiên quyết, chủ động và liên tục tấn công trên các mặt trận, ở cả nông thôn và thành thị trong toàn Khu 9 bằng sức mạnh tổng hợp của các lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân.

Với quyết định đúng đắn và rất sáng tạo này, quân dân Khu 9 đã làm thất bại âm mưu lấn chiếm với hàng trăm tiểu đoàn chủ lực, bóc gỡ hàng ngàn đồn bốt, tiêu hao tiêu diệt nhiều sinh lực của địch và đưa một phần lớn đồng bào ta ra khỏi sự kìm kẹp, mở rộng thêm nhiều vùng giải phóng, tạo nên thế và lực mới rất quan trọng, để Khu 9 cùng với cả nước nổi dậy và tiến công giành thắng lợi trọn vẹn - giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc năm 1975. Cán bộ, đảng viên và quân dân Khu 9 mãi mãi ghi nhớ quyết định lịch sử và chiến công to lớn này, gắn liền với vai trò của Uỷ viên Trung ương Đảng - Bí thư khu ủy, Chính uỷ Quân khu Sáu Dân - Võ Văn Kiệt.

Trong thời kỳ xây dựng hoà bình, Ông luôn quán triệt và hành động rất quyết liệt, sáng tạo về một quan điểm rất quan trọng của Đảng coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm. Nhiều thành tựu kinh tế của đất nước trong những năm đổi mới vừa qua là công sức chung của toàn Đảng toàn quân toàn dân, đồng thời cũng đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của Ông với tính cách nổi bật là sâu sát thực tế, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, cổ vũ và sẵn sàng dấn thân cho cái mới.

Từ những đóng góp cả tư duy và hành động cho việc xoá bỏ cơ chế kinh tế quan liêu bao cấp, hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới đất nước, đến các công trình quan trọng như Thuỷ điện Trị An, khai phá Đồng Tháp Mười và tứ giác Long Xuyên, đường dây tải điện 500 KV Bắc - Nam, đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, đường Hồ Chí Minh, nhà máy lọc dầu Dung Quất và phát triển ngành dầu khí, viễn thông, hàng không, các tổng công ty lớn của nhà nước, các đại học Quốc gia, các khu công nghệ cao, Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam…; tất cả nói lên tâm huyết và những nỗ lực phi thường của Ông trong tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, để lại “dấu ấn Võ Văn Kiệt” góp phần xây dựng nền móng kinh tế, văn hoá, xã hội của nước nhà.

Thực hiện dân chủ

Cùng với cái tâm một lòng vì nước, vì dân và sự từng trải, những quyết định sáng suốt của ông dựa trên trí tuệ của không biết bao nhiêu trái tim và khối óc được Ông cổ vũ cống hiến cho đất nước. Hầu như không có một quyết định nào của Ông ở cương vị người lãnh đạo mà trước đó Ông không tập hợp và lắng nghe các chuyên gia, các nhà khoa học và tìm hiểu kinh nghiệm tích luỹ từ cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân.

Ông luôn chân thành, cởi mở khi đến với mọi người, đặc biệt quan tâm đến thế hệ trẻ, khuyến khích phát huy tâm huyết và tài năng của thanh niên. Ông coi trọng, chọn lọc và sáng suốt tiếp thu ý kiến của các trí thức Việt kiều và các chuyên gia nước ngoài.

Đất nước gặt hái được những thành công nhờ sự bừng dậy trí tuệ và tài năng của người người, lớp lớp những công dân gắn bó với sự nghiệp cao cả của Tổ quốc. Đây chính là con đường thực hiện dân chủ mà Ông theo đuổi một cách nhất quán để vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành mọi nhiệm vụ trong suốt cuộc đời hoạt động của mình.

Phá bỏ bao vây cấm vận để chủ động hội nhập toàn cầu là một thời kỳ đầy gian truân, trước những vấn đề rất nhạy cảm cùng với sức ép cạnh tranh rất gay gắt khi nền kinh tế nước ta còn nhiều yếu kém.

Theo Ông, mỗi đất nước có một sức mạnh riêng, một lợi thế riêng; cần khơi dậy và phát huy tất cả các nguồn lực ấy để giành được nhiều nhất lợi ích cho dân tộc mình trong tư thế độc lập, tự chủ. Với quan điểm đó, ở cương vị Thủ tướng hay cương vị Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ông luôn luôn là người tìm cách tiếp cận mới, góp phần tích cực vào việc hình thành những quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước.

Ngày nay, sản phẩm của nước ta đã vươn ra hầu khắp trên thị trường thế giới, nước ta có quan hệ ngày càng phát triển với tất cả các nền kinh tế lớn, làn bạn của các quốc gia, là thành viên của nhiều tổ chức quan trọng của quốc tế và khu vực. Dấu ấn Võ Văn Kiệt in đậm trên chặng đầu của con đường nâng cao vị thế nước ta như một thành viên có trách nhiệm, tích cực và xây dựng trong cộng đồng quốc tế.

Khi thôi giữ trọng trách đứng đầu Chính phủ và ngay cả khi không còn làm nhiệm vụ Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ông vẫn đau đáu nỗi lo cho dân, cho nước, vẫn theo dõi sát tình hình, thường xuyên đóng góp ý kiến với các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về nhiều vấn đề trọng đại của dân tộc.

Đặc biệt trong những năm cuối đời, đồng chí Sáu Dân - Võ Văn Kiệt đã dồn hết nghị lực và tâm trí cho công cuộc xây dựng Đảng. Đổi mới và chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng ta luôn luôn xứng tầm là đội ngũ tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của cả dân tộc, đáp ứng niềm tin của nhân dân, là vấn đề then chốt luôn được Ông nêu lên với những kiến nghị cụ thể trong các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc cũng như trong nhiều sinh hoạt quan trọng của Đảng.

Có dân sẽ làm nên tất cả

Qua một thời gian dài hoạt động trong lòng địch, được nhân dân đùm bọc, che chở từ trước Cách mạng tháng Tám và suốt hai cuộc kháng chiến, rồi đến những thập kỷ xây dựng đất nước trong hoà bình và đổi mới, Ông cảm nhận sâu sắc sự gắn bó máu thịt giữa dân và Đảng.

Người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam Sáu Dân – Võ Văn Kiệt đã từng nói với đồng chí và đồng đội của mình trong những giờ phút gian nguy nhất, kể cả khi cơ sở bị bóc trắng không còn một người: Còn dân là còn tất cả. Có dân sẽ làm nên tất cả. Đó là cội nguồn vun dắp ý thức sâu sắc về sức mạnh của Đảng khi được nuôi dưỡng trong niềm tin của dân.

Trong thời bình xây dựng và bảo vệ đất nước, Ông kiên trì nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng Đảng mạnh, Nhà nước mạnh, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân mạnh để phụng sự tốt nhất lợi ích của dân tộc. Ông thường nhắc nhở phải ghi nhớ và thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Di chúc mà Người để lại: Ngay sau khi kháng chiến thành công, việc cần phải làm trước tiên là chính đốn lại Đảng.

Không biết bao nhiêu lần Ông giục giã các đồng chí xung quanh mình, chúng ta hãy cố gắng tìm ra những lời dạy từ lịch sử vẻ vang của Đảng ta: Điều gì đã giúp Đảng chỉ với 5 nghìn đảng viên mà làm nên Cách mạng tháng 8. Điều gì đã giúp Đảng phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc để chiến thắng những kẻ thù dân tộc mạnh nhất thời đại. Điều gì đã khơi nguồn cho Đảng tiến hành công cuộc đổi mới để đất nước vượt qua được hiểm nghèo và có được những thành quả như ngày hôm nay…

Từ những trải nghiệm thực tiễn của mình, đồng chí Sáu Dân – Võ Văn Kiệt luôn nhấn mạnh rằng: Dân chủ phải trở thành một mục tiêu, một động lực quan trọng để xây dựng Đảng ta trong sạch vững mạnh về mọi mặt; thực hiện dân chủ trong Đảng là một đòi hỏi cấp bách hàng đầu của sự nghiệp đổi mới và chỉnh đốn Đảng, là điều kiện thiết yếu để thực hiện dân chủ trong xã hội, để phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, để đổi mới và nâng cao chất lượng toàn bộ hệ thống chính trị, để nước ta phát triển bền vững trong thế giới ngày nay. Đó cũng là con đường giữ vững và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, là vũ khí sắc bén nhất trong phòng chống tham nhũng và mọi tha hoá diễn ra trong Đảng và trong xã hội.

Không ai trong số chúng ta có thể ngờ rằng việc chuẩn bị đi thăm Hà Lan để tìm hiểu và học tập kinh nghiệm trị thuỷ để giúp dân, giúp nước mình nhưng không thực hiện được lại là điều cuối cùng Ông để lại trước lúc đi xa. Nỗi niềm tiếc thương và sự kính trọng trong tôi càng nhân lên gấp bội khi nhớ đến những năm tháng Ông lặn lội khắp nơi trên đồng bằng sông Cửu Long trời nước mênh mông, quên ăn quên ngủ, trăn trở suy tư để tìm kế sách cho đồng bào ta có thể sống chung với lũ, làm chủ con nước và làm giàu trên vùng đất đai rộng lớn màu mỡ trước sự đe doạ của thiên tai.

Thấm thoắt một năm đã trôi qua giữa muôn ngàn khó khăn thử thách của đất nước. Tưởng nhớ đến Ông, noi gương Ông và nhân ngày giỗ đầu, xin thắp một nén nhang dâng lên hương hồn đồng chí Sáu Dân - Võ Văn Kiệt với tất cả tâm niệm: Anh Sáu Dân kính mến, xin Anh yên lòng; đồng bào và đồng chí của Anh đang làm hết sức mình để kế tục hoài bão mà Anh để lại, cùng nhau chung sức chung lòng xây dựng thành công một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa - dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2009

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2009

Quốc hội họp !

Quốc hội họp trước những vấn đề cực kì quan trọng của đất nước đang đặt ra. Liệu sẽ có quyết sách gì mới sau một tháng nhóm họp ? Chúng ta còn phải chờ !

Thứ Tư, 6 tháng 5, 2009

Chọn cát đen hay du lịch ?



Một dự án du lịch tuyệt đẹp ven biển nhưng phải ngưng vì vướng cát đen. còn ảnh dưới là công nghệ khai thác cát đen hại điện (quên, hiện đại) của mấy anh Tàu đấy. !


Chọn cát đen hay du lịch ?

Câu hỏi này đang đau đầu các nhà lãnh đạo một số tỉnh được đánh giá là có trữ lượng khoáng sản cát đen (khoáng sản titan) lớn nhất hiện nay.

1.

Hôm vừa rồi, mình đi nhậu với một tay lãnh đạo, bất ngờ thấy có một vài người nói tiếng Việt lơ lớ mà giống người Việt quá đi. Một hồi mới biết hoá ra là mấy anh bên Tàu mới qua. Rất may là thứ tiếng Quảng Đông mà mấy tay Tàu này xài, với mình là chuyện nhỏ. Sau khi trò chuyện, mình tự giới thiệu : Tao cũng là người TQ đây. Nhưng tao ở VN lâu quá rồi nên rành tiếng Việt ! khakha !

Cũng phải vài lon bia ken, mấy anh chàng kia mới lộ chuyện là sang Bình Thuận tham quan việc khai thác cát đen... Hoá ra mấy bác sang đây dòm ngó việc khai thác cát đen !

2.

Cát đen ở Bình Thuận nằm rải rác ở khắp tỉnh, dọc theo bờ biển dài 192 Km với hàng trăm cây số vuông và nằm ở độ sâu (theo dự báo) hàng trăm mét. Trước đây, tỉnh và Bộ từng cho khai thác tận thu ở các vùng như huyện Bắc B, Hàm Thuận N, Hàm T…..và từng làm tanh bành các vùng đất vốn bình yên này và đặc biệt là ô nhiễm môi trường thì khỏi phải nói. Chính UBND tỉnh từng xử phạt mấy anh khai thác dùng nước biển lọc cát khi chưa cho phép, hay ở độ sâu quá mức hoặc lấy nước ngầm. Và chính một công ty có tên ĐL (có nguồn gốc từ TQ) cũng bị xử phạt. Nhưng việc khai thác cát đen hình như không có gì có thể ngăn cản !

3.

Từng tham gia các cuộc nói chuyện với các nhà lãnh đạo cấp cao với tỉnh, được biết tỉnh Bình Thuận luôn đau đầu và lo lắng vì lượng cát đen quá nhiều từ quê hương mình. Lí do chính là trên vùng đất có cát đen đã được cấp hết các dự án du lịch (hàng trăm dự án). Thậm chí có dự án rộng hàng nghìn hec-ta đã hoàn thành thủ tục cấp phép đầu tư. Đùng một cái, cấp trên ra lệnh dừng lại tất cả các dự án này để thăm dò và đánh giá trữ lượng cát đen.

Bình Thuận (Phan Thiết ) từng được mệnh danh là thủ đô resort của Việt Nam với hàng trăm resort cao cấp và hằng năm thu hút hàng vài trăm nghìn lượt khách quốc tế. Nếu cát đen bị xới lên sẽ phải mất hàng chục năm (có thể dài hơn) mới khai thác ….xong. Như vậy ô nhiễm môi trường có thể giết chết ngành du lịch non trẻ của Mũi Né ? Bây giờ biết chọn du lịch hay cát đen ???

4.

Cát đen là gì mà nhiều anh dòm ngó thế ? Dưới đây là định nghĩa về cát đen của bạn Khương Trung Thuỷ (Nghiên cứu sinh tiến sĩ Hoá học tại Montpellier , Pháp):

Cát đen thành phần chủ yếu gồm các khoáng vật ilmenit, zircon, rutil, monazit, magnetit. Thành phần kim loại chủ yếu trong cát đen là titan, zirconi, vonfram, thori, sắt và một số nguyên tố khác. Nó được hình thành từ quá trình bồi tích phù sa ven biển.

Ở Việt Nam, cát đen được phân bố chủ yếu ở các tỉnh ven biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Việc khai thác cát đen không theo quy hoạch sẽ dẫn đến một số ảnh hưởng đến môi trường như: làm phá vỡ hệ sinh thái ven biển, ảnh hưởng đến du lịch….

Sau quá trình sàng tuyển để tách lấy các tinh quặng có thành phần chủ yếu là quặng titan nên đã thải ra môi trường một lượng lớn các quặng thải. Trong thành phần quặng thải này chứa các khoáng vật có tính phóng xạ như monazit và các nguyên tố đất hiếm có trong cát đen. Theo thời gian, phần quặng thải này nhiều lên và được chất đống lộ thiên ven biển sẽ theo gió phát tán ra các vùng dân cư xung quanh, theo nước mưa ngấm dần xuống hệ thống nước ngầm. Do là chất phóng xạ nên nếu tiếp xúc lâu ngày mà không có biện pháp đảm bảo an toàn thì có thể mắc các chứng bệnh của nhiễm xạ mãn tính như giảm bạch cầu, suy tuỷ, ung thư máu.

Titan là kim loại quý hiếm, không độc, cứng, nhẹ, không bị ăn mòn, rỉ sét bởi dung dịch axit, khí clo và các dung dịch muối thông thường, hợp kim titan có độ bền vững gấp 3 lần so với hợp kim nhôm. Do đó nó được dùng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, hiện nay có trên 30 ngành công nghiệp sử dụng titan và các hợp kim của titan như: trong lĩnh vực chế tạo máy bay, hàng không vũ trụ, công nghiệp quốc phòng, đóng tàu, chế biến thực phẩm, kỹ thuật điện, vận tải đường sắt, sản xuất sơn, que hàn, men, y tế. Trong thân vỏ ở một số loại máy bay, titan chiếm từ 25% đến 27%.

Titan dioxit (TiO2) là một hợp chất của titan được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như: thuốc nhuộm trắng trong sơn, giấy, kem đánh răng và nhựa. Sơn được làm từ titan dioxit phản chiếu tốt bức xạ hồng ngoại nên được dùng rộng rãi trong ngành thiên văn học và các loại sơn bên ngoài. Ngoài ra nó cũng được dùng trong ngành công nghiệp xi măng, đá quí và giấy.

(Hoá ra cát đen quí ghê nhỉ. Bây giờ mình mới hiểu tại sao mấy anh “đồng hương” của mình bên Quảng Đông sang tận đây làm quen !)

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2009


Đài Loan và Trung Quốc bắt tay !

Trong khi dư luận đang đổ xô vào vấn đề beauxit ở Tây Nguyên, rằng sẽ có công nghệ lạc hậu, rằng sẽ có lao động phổ thông tràn vào vùng đất Tây Nguyên của nước ta và nhiều vấn đề khác… Thì có một câu chuyện, tuy nhỏ hơn, nhưng tính chất của nó là như nhau, đó là trái thanh long Việt Nam bị cấm cửa ở Đài Loan.

Hiện nay, chỉ tính riêng Bình Thuận, một tỉnh miền Đông Nam bộ đã có đến 11 nghìn hec-ta cây thanh long với khoảng 22 nghìn hộ dân sống bằng nghề trồng trái cây này. Đó là chưa kể tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp và một số tỉnh khác có diện tích thanh long khá lớn. Tuy nhiên, từ ngày 1.3, trái thanh long Việt Nam bị Đài Loan cấm cửa không cho vào lãnh thổ của họ với lí do thật đơn giản: Trái thanh long Việt nam chưa xử lí triệt để nạn ruồi đục quả. Người dân xứ Đài và “đất mẹ” Trung Quốc vốn cực kì ưa thích trái cây hình con rồng, màu đỏ tươi, may mắn đến từ nước bạn Việt Nam. Nhưng họ vẫn “mạnh dạn” đưa ra lệnh cấm đối với rái cây này. Yêu sách mà Đài Bắc đưa ra là trái thanh long Việt Nam phải được xử lí nhiệt, một giải pháp kĩ thuật phức tạp cự kì hơn cả chiếu xạ so với yêu cầu từ Hoa Kỳ mà trái thanh long Việt Nam đã từng thâm nhập cuối năm rồi.

Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận và thậm chí là Bộ Nông nghiệp PTNT và Bộ Công thương từng khuyến cáo Đài Loan rằng thanh long Việt nam từng đạt chuẩn EURO-GAP, VietGAP và lọt vào Mỹ, Nhật, và các nước Đông- Tây Âu, thì không có lí gì không vào được Đài Loan. Nhưng phía bạn lại yêu cầu chúng ta phải cung cấp hồ sơ kĩ thuật cho phía bạn. Về chuyện này, một vị Tiến sĩ ở ngành Bảo vệ thực vật nói với tôi rằng, đây là hậu quả của vụ Vedan mà chúng ta đang cố ép bạn bồi thường ở Đồng Nai và Bà Rịa- Vũng Tàu. Nhưng những người trồng thanh long sành điệu ở huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận (thủ đô thanh long Việt Nam) thì lại nói rằng, nếu ta cung cấp hồ sơ kĩ thuật cho phía bạn có khác nào cho không một kinh nghiệm tích luỹ hàng mấy chục năm qua của người nông dân trồng thanh long Việt Nam. Do hiện nay phía bạn đang phát triển trái cây ngon thơm bổ dưỡng này nhưng chưa đạt tới công nghệ sạch trong nông nghiệp. Vậy thực chất của cái gọi là “hàng rào kĩ thuật” trong việc cấm nhập trái thanh long Việt Nam vào thị trường Đài Loan là gì ? Câu trả lời một phần đã hé lộ !

Vậy có phải rằng câu chuyện trái thanh long bị cấm cửa ở Đài Loan cũng giống như người Trung Quốc vào bới đất tìm beauxit ở Tây Nguyên hay không ?

QUẾ HÀ

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2009

Gặp Nguyễn Việt Chiến ở Mũi Né !


Sau bao ngày tháng trong lao tù, Nguyễn Việt Chiến trở về với cuộc sống của người bình thường như bao người bình thường khác. Anh vừa có một chuyến thăm tất cả những người đồng nghiệp, bạn bè trên khắp mọi miền của đất nước.

Vừa đến Phan Thiết, anh gọi tôi ngay. Bên cái quán có tên Sóng Biển dạt dào sóng vỗ ngay bờ biển Phan Thiết, anh nắm chặt tay tôi. Tôi mừng ôm lấy anh trướcc sự ngỡ ngàng của mấy em phục vụ quán nhậu nổi tiếng hải sản thơm ngon này. Vừa gặp nhau, anh chìa cho tôi xem ngay tờ báo Văn Nghệ vừa mới đăng bài thơ của anh có tựa đề “Những ngôi chùa trong đêm”. Anh không hề biết rằng tôi đã đọc nó ngay ngày tờ Văn Nghệ xuất bản. Đây là tác phẩm đầu tiên của anh sau khi được trở về. Với mái tóc đen nhánh (tóc nhuộm), đôi mắt sáng long lanh, dáng vẻ hơi gầy ,cao nhưng nhanh nhẹn của tay phóng viên nội chính ngày nào, anh bảo : Đấy thơ trong tù đấy. Nhưng chú thấy có tù tội chỗ nào đâu !

Quả thật, bài thơ toát lên một ý chí kiên cường của một người từng trải nghiệm cuộc sống. Thơ anh hằn lên một nỗi buồn, nhưng làm cho người đọc nhận ra khí phách dũng cảm và đầy chất nhân văn khi anh nhắc đến mẹ. “bóng mẹ in trên vách thời gian/như pho tượng tạc bằng nước mắt/….Những pho tượng trầm ngâm trên bệ đá/ Các ông có thể bị cảm lạnh/ Vì dưới mái đêm này/ Chỉ còn duy nhất một ngọn nến mong manh….” . Ngọn nến mong manh ấy chính là niềm hi vọng vào ánh sáng của mặt trời !
Anh là thế, từ : Đất Nước, Những Con ngựa trong đêm, Chớm Xưa…và bây giờ là Những ngôi chùa trong đêm

***


Dù đã chuẩn bị cho anh phòng ngủ trong một Resort 4 sao ở Mũi Né, nhưng anh nhất định không chịu ngủ ở đó với lí do “tốn kém tiền bạc”. Suốt một buổi chiều nằm phơi mình bên bãi cát dài bên Resort thuộc diện đẹp nhất Mũi Né, Nguyễn Việt Chiến đã cùng tôi ôn lại khá nhiều câu chuyện về sự sống, về sự mất, còn và sự hi sinh trong cái gọi là nhân- bản- thiện của con người. Về tuổi tác, tôi kém anh hơn chục tuổi; về nghiệp vụ báo chí, kể cả văn chương, tôi chỉ là học trò của anh mà thôi. Nhưng anh chưa một lần cao giọng nói mình là bậc thầy của ai cả. Có người bảo anh chỉ cần viết lại những câu chuyện mà anh nghĩ trong mấy tháng tù cũng kiếm nhiều tiền hơn cả lương mà Báo Thanh Niên trả cho anh.
Thậm chí có người còn mời anh viết cho ai, ai đó sẽ được trả tiền rất cao. Nhưng anh bảo, mình không thể "phản bội" bất cứ ai, nhất là những người từng ngày đêm lo lắng cho mình và cả gia đình mình. “Với mình, Báo Thanh Niên là tổ ấm”.

Nguyễn Việt Chiến là người luôn giữ lời hứa. Ngay trước lúc bị bắt vài ngày, anh hẹn sẽ uống rượu và đọc thơ với tôi ở Mũi Né. Nhưng cuộc đời cứ như những Tiếng Mõ Trong Đêm…. Rồi mãi đến hôm nay, lời hứa của anh với tôi mới thành hiện thực. Gặp anh, không ai có thể biết con người này từng có mấy tháng gian khổ trong tù với vụ án lừng lẫy “PMU 18”. Anh tinh thông và rất yêu đời. Anh nói trong thời gian nghỉ tạm này sẽ cố gắng cho ra thêm nhiều bài thơ nữa.

Chúc anh có nhiều bài thơ hay, nhiều truyện ngắn đẹp anh Chiến nhé.

Q.H

hii