Thứ Tư, 6 tháng 5, 2009

Chọn cát đen hay du lịch ?



Một dự án du lịch tuyệt đẹp ven biển nhưng phải ngưng vì vướng cát đen. còn ảnh dưới là công nghệ khai thác cát đen hại điện (quên, hiện đại) của mấy anh Tàu đấy. !


Chọn cát đen hay du lịch ?

Câu hỏi này đang đau đầu các nhà lãnh đạo một số tỉnh được đánh giá là có trữ lượng khoáng sản cát đen (khoáng sản titan) lớn nhất hiện nay.

1.

Hôm vừa rồi, mình đi nhậu với một tay lãnh đạo, bất ngờ thấy có một vài người nói tiếng Việt lơ lớ mà giống người Việt quá đi. Một hồi mới biết hoá ra là mấy anh bên Tàu mới qua. Rất may là thứ tiếng Quảng Đông mà mấy tay Tàu này xài, với mình là chuyện nhỏ. Sau khi trò chuyện, mình tự giới thiệu : Tao cũng là người TQ đây. Nhưng tao ở VN lâu quá rồi nên rành tiếng Việt ! khakha !

Cũng phải vài lon bia ken, mấy anh chàng kia mới lộ chuyện là sang Bình Thuận tham quan việc khai thác cát đen... Hoá ra mấy bác sang đây dòm ngó việc khai thác cát đen !

2.

Cát đen ở Bình Thuận nằm rải rác ở khắp tỉnh, dọc theo bờ biển dài 192 Km với hàng trăm cây số vuông và nằm ở độ sâu (theo dự báo) hàng trăm mét. Trước đây, tỉnh và Bộ từng cho khai thác tận thu ở các vùng như huyện Bắc B, Hàm Thuận N, Hàm T…..và từng làm tanh bành các vùng đất vốn bình yên này và đặc biệt là ô nhiễm môi trường thì khỏi phải nói. Chính UBND tỉnh từng xử phạt mấy anh khai thác dùng nước biển lọc cát khi chưa cho phép, hay ở độ sâu quá mức hoặc lấy nước ngầm. Và chính một công ty có tên ĐL (có nguồn gốc từ TQ) cũng bị xử phạt. Nhưng việc khai thác cát đen hình như không có gì có thể ngăn cản !

3.

Từng tham gia các cuộc nói chuyện với các nhà lãnh đạo cấp cao với tỉnh, được biết tỉnh Bình Thuận luôn đau đầu và lo lắng vì lượng cát đen quá nhiều từ quê hương mình. Lí do chính là trên vùng đất có cát đen đã được cấp hết các dự án du lịch (hàng trăm dự án). Thậm chí có dự án rộng hàng nghìn hec-ta đã hoàn thành thủ tục cấp phép đầu tư. Đùng một cái, cấp trên ra lệnh dừng lại tất cả các dự án này để thăm dò và đánh giá trữ lượng cát đen.

Bình Thuận (Phan Thiết ) từng được mệnh danh là thủ đô resort của Việt Nam với hàng trăm resort cao cấp và hằng năm thu hút hàng vài trăm nghìn lượt khách quốc tế. Nếu cát đen bị xới lên sẽ phải mất hàng chục năm (có thể dài hơn) mới khai thác ….xong. Như vậy ô nhiễm môi trường có thể giết chết ngành du lịch non trẻ của Mũi Né ? Bây giờ biết chọn du lịch hay cát đen ???

4.

Cát đen là gì mà nhiều anh dòm ngó thế ? Dưới đây là định nghĩa về cát đen của bạn Khương Trung Thuỷ (Nghiên cứu sinh tiến sĩ Hoá học tại Montpellier , Pháp):

Cát đen thành phần chủ yếu gồm các khoáng vật ilmenit, zircon, rutil, monazit, magnetit. Thành phần kim loại chủ yếu trong cát đen là titan, zirconi, vonfram, thori, sắt và một số nguyên tố khác. Nó được hình thành từ quá trình bồi tích phù sa ven biển.

Ở Việt Nam, cát đen được phân bố chủ yếu ở các tỉnh ven biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Việc khai thác cát đen không theo quy hoạch sẽ dẫn đến một số ảnh hưởng đến môi trường như: làm phá vỡ hệ sinh thái ven biển, ảnh hưởng đến du lịch….

Sau quá trình sàng tuyển để tách lấy các tinh quặng có thành phần chủ yếu là quặng titan nên đã thải ra môi trường một lượng lớn các quặng thải. Trong thành phần quặng thải này chứa các khoáng vật có tính phóng xạ như monazit và các nguyên tố đất hiếm có trong cát đen. Theo thời gian, phần quặng thải này nhiều lên và được chất đống lộ thiên ven biển sẽ theo gió phát tán ra các vùng dân cư xung quanh, theo nước mưa ngấm dần xuống hệ thống nước ngầm. Do là chất phóng xạ nên nếu tiếp xúc lâu ngày mà không có biện pháp đảm bảo an toàn thì có thể mắc các chứng bệnh của nhiễm xạ mãn tính như giảm bạch cầu, suy tuỷ, ung thư máu.

Titan là kim loại quý hiếm, không độc, cứng, nhẹ, không bị ăn mòn, rỉ sét bởi dung dịch axit, khí clo và các dung dịch muối thông thường, hợp kim titan có độ bền vững gấp 3 lần so với hợp kim nhôm. Do đó nó được dùng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, hiện nay có trên 30 ngành công nghiệp sử dụng titan và các hợp kim của titan như: trong lĩnh vực chế tạo máy bay, hàng không vũ trụ, công nghiệp quốc phòng, đóng tàu, chế biến thực phẩm, kỹ thuật điện, vận tải đường sắt, sản xuất sơn, que hàn, men, y tế. Trong thân vỏ ở một số loại máy bay, titan chiếm từ 25% đến 27%.

Titan dioxit (TiO2) là một hợp chất của titan được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như: thuốc nhuộm trắng trong sơn, giấy, kem đánh răng và nhựa. Sơn được làm từ titan dioxit phản chiếu tốt bức xạ hồng ngoại nên được dùng rộng rãi trong ngành thiên văn học và các loại sơn bên ngoài. Ngoài ra nó cũng được dùng trong ngành công nghiệp xi măng, đá quí và giấy.

(Hoá ra cát đen quí ghê nhỉ. Bây giờ mình mới hiểu tại sao mấy anh “đồng hương” của mình bên Quảng Đông sang tận đây làm quen !)

2 nhận xét:

THỦY PHƯƠNG nói...

Ông KTT là ông nào thế bác, gớm bác lăng xê kinh quá. Em nghĩ ko cần đưa tên ông rõ ràng thế đâu bác ơi. hehee.
Bác chọn du lịch thì em lại chọn bauxit và cát đen, vì đó là "chủ trương lớn" mà. Chủ trương lớn nên em phải theo chứ.
Nhìn cái CN chế biến cát đen của mấy chú T mà thấy hiện đại ghê, đấy là mấy cái xyclon tách đấy bác a.

Quế Hà- Báo Thanh Niên nói...

Khakhakha. Ông KTT cũng là một người bạn của mình thui. Nhưng lĩnh vực này là của ông ấy, mình phải dẫn nguyên nguồn chứ. Coi chừng mấy anh Tàu cười mình thì sao.