Thứ Tư, 15 tháng 12, 2010

Thứ Năm, 17 tháng 6, 2010

Hình ảnh cuối cùng của Nhà báo Đặng Ngọc Khoa ở Phan Thiết


Tấm ảnh cuối cùng của  Đặng Ngọc Khoa ở Phan Thiết.
(QH chụp anh Khoa bằng điện thoại Nokia 5610) 

1.
Tình cờ tìm lục trong cái thẻ nhớ cũ của máy điện thoại, tôi lại tìm ra được tấm hình ngẫu hứng của nhà báo Đặng Ngọc Khoa. Đây là lần cuối cùng khi anh và cậu con trai đến Phan Thiết vào năm 2008. Trong một cái quán gió ở Đồi Dương- Phan Thiết, cùng với những người bạn là nhạc sĩ Diệp Chí Huy; chị Kim Oanh (Đài truyền hình Bình Thuận); anh Út (Hai Lúa); anh Hải Hiến (Đảo Phú Quý) và tôi.
Chính trong cái quán đầy gió biển này, Đặng Ngọc Khoa đã cao hứng ngâm bài thơ “Nhớ Mẹ” mà anh viết trong một ngày xuân về quê thăm mẹ mình. Những cảm xúc ấy sau này tôi đã viết thành một cảm tác khi anh bỏ cõi này ra đi. Sau những phút cao hứng văn nghệ ấy, Đặng Ngọc Khoa đề nghị chúng tôi phải đưa anh đến một cái quán bánh canh ở góc chợ Phan Thiết. Anh nói, chính cái quán ấy là nơi giúp anh “đỡ đói lòng” trong những ngày tác nghiệp ở thành phố biển này. Anh Khoa và cả Diệp Chí Huy đã khen hết lời cái cô chủ quán bánh canh vì bánh ngon và chủ quán cũng …đẹp !

2.
 Một cuộc gặp gỡ hiếm hoi sau nhiều năm Đặng Ngọc Khoa quay trở lại Phan Thiết gặp những người bạn. Với Đặng Ngọc Khoa, Phan Thiết là nơi anh có nhiều kỉ niệm, đặc biệt là khi anh cùng các đồng nghiệp Lương Duy Cường (hiện nay công tác ở Người Lao Động), Hồ Việt Khuê (Tiền Phong) Hữu Thành (TTXVN) Phương Nam (Pháp Luật TPHCM), Huỳnh Thanh (Báo Bình Thuận) và môt số nhà báo khác tác nghiệp trong vụ săn đàn voi dữ ở Tánh Linh, bắt chuyển lên Buôn Đôn. Là người kế cận nhiệm vụ của Đặng Ngọc Khoa phụ trách địa bàn Bình Thuận, tôi từng nghe nhiều người dân hỏi về anh khi đi tác nghiệp. Thời gian gần đây, dù rất buồn nhưng tôi đều phải thông báo cho họ biết, “cái tay tóc dài lãng tử ấy không còn nữa”. Nhưng với họ, hình ảnh một nhà báo năng nổ luôn bênh vực cái nghèo, cái khó của dân, vẫn như đâu đó trong mảnh đất còn nghèo như Bình Thuận. Họ vẫn kể cho tôi nghe sự dấn thân của anh để bênh vực dân nghèo. Tôi thầm kính  phục vì bao nhiêu năm rồi mà người dân nghèo vẫn nhớ anh như thế.

3.
Trước đó vài năm, nhiều người dân ở Hàm Tân- Bình Thuận còn thân thiết với anh khi vụ án “Vườn điều” đang trong quá trình điều tra xét xử. Có lẽ 9 mẹ con nhà bà Nguyễn Thị Lâm (ở thị trấn Tân Minh- Hàm Tân, Bình Thuận) sẽ không thể nào quên nhà báo Đặng Ngọc Khoa, cho dù hôm nay anh đã về cõi vĩnh hằng, và 7 mẹ con bà Lâm đã được minh oan sau nhiều năm tù. Vụ án này chỉ còn con rể bà Lâm (Huỳnh Văn Nén) bị tù chung thân (trong vụ án khác) và một người con gái bà Lâm đã chết do bệnh. Chính “tay nhà báo tóc dài” này từng lặn lội từ Đồng Nai ra Bình Thuận, và ra thường xuyên để cùng các đồng nghiệp mau chóng làm sáng tỏ những khuất tất oan khiên cho cả một gia đình. Anh đã cùng với các đồng nghiệp phối hợp tốt với hai luật sư Trần Vũ Hải và Phạm Hồng Hải (Hà Nội) đưa vụ án Vườn điều từ “nói có” thành “nói không” trong cái án “có một không hai trong lịch sử tố tụng Việt Nam”- như lời của PGS-TS- Luật sư Phạm Hồng Hải.
4.
Hôm nay tình cờ tìm lại được tấm ảnh anh Đặng Ngọc Khoa, thì cũng là dịp mọi người nhớ đến Ngày Nhà báo Việt Nam. Với tư cách một “thằng em” của Đặng Ngọc Khoa (như lời anh hay giới thiệu với bè bạn khi về Phan Thiết) xin ghi lại đôi dòng, âu cũng là một chút kỉ niệm nhỏ về một người anh đồng nghiệp xấu số nhưng đẹp đời.
QUẾ HÀ

Thứ Bảy, 12 tháng 6, 2010

Thứ Ba, 4 tháng 5, 2010

Thứ Năm, 18 tháng 2, 2010

Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới.....(*)




Ngày ấy mình còn học cấp Hai. Buổi sáng, bất ngờ cả lớp, rồi cả trường ra sân chào cờ rồi tập hát thuộc lòng ngay tại chỗ bài hát Tiếng súng đã vang.... Mình biết được cuộc chiến các liệt biên giới phía bắc trong hoàn cảnh ấy. Sau này, làng mình có biết bao nhiêu người anh thế hệ lớn hơn mình vài tuổi đã ngã xuống ở Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai...
Đoạn văn dưới (lấy từ Trannhuong.com) nói lên sự khốc liệt từ cuộc chiến ấy.


Để tiến công Việt Nam, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động khoảng 600.000 binh sĩ, 550 xe tăng, 480 khẩu pháo, 1.260 súng cối[1] và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng phía sau. Tướng Hứa Thế Hữu, tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu chỉ huy hướng tiến công vào đông bắc Việt Nam với trọng điểm là Lạng Sơn và Cao Bằng. Tướng Dương Đắc Chí, tư lệnh Đại Quân khu Côn Minh đảm nhiệm hướng tây bắc với trọng điểm là Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai). Đây là đợt huy động quân sự lớn nhất của Trung Quốc kể từ Chiến tranh Triều Tiên.
(Cop từ nhà bác Trannhuong.com)
(*)Tên bài hát của nhạc sĩ Phạm Tuyên vang lên ngày 18/2/1979

Thứ Ba, 2 tháng 2, 2010

Nhớ Tết quê mẹ !


Chén rượu đầu Xuân là niềm hạnh phúc mà mình ước mơ được uống với bạn bè ở quê trong những ngày này. Tuy nhiên, đã 24 năm chưa được uống chung rượu cùng bè bạn nơi quê nhà. Với mình, Tết không có ý nghĩa gì. Chỉ có chăng là nỗi nhớ quê da diết. Thế thôi.