Một cách nhìn khác sau vụ thầy giáo bị tạt Axít.
Dĩ nhiên, hành vi của “SV già” Trần Xuân Thanh, tạt Axít vào thầy Phó khoa Đặng Hiếu Dũng (Đại học Nông lâm Tp.HCM) là không thể chấp nhận và đáng lên án.
Tuy nhiên, khoan không nói đến việc vi phạm đạo đức của SV thất đức có tên Thanh, vì chuyện đó trước sau gì cũng có pháp luật trừng trị. Ở đây chỉ bàn chuyện Sinh viên già, học mãi không được ra trường.
Thực tế hiện nay, có SV học tới 6-7 năm, thậm chí lâu hơn vẫn không được ra trường. Có bạn thi đến lần thứ 3 vẫn không thoát được “án tử” của các thầy về môn học nào đó. Cha mẹ, anh em, bạn bè sẽ nghĩ gì khi mình học mãi mà vẫn không có bằng. Cuộc sống ở quê là rất khốn khó, nhưng cha mẹ vẫn vun vén từng đồng để nuôi mình mỗi ngày bước lên giảng đường đại học.
Nhưng báo đáp cha mẹ như thế nào khi mà mình học 6-7 năm vẫn chưa bước ra khỏi trường đại học. Rớt những môn lại không phải là chuyên môn chính của mình thì lại càng là một nỗi đau khác. Nếu bạn là một SV học hoài mà không ra được trường, chắc bạn sẽ hiểu sự nông cạn của SV già người Thanh Hoá có tênTrần Xuân Thanh. Tôi nghĩ, sau sự việc này, có thể là một hồi chuông để các trường Đại học cảnh tỉnh những SV học hoài mà không chịu ra trường. Nhưng ở góc độ nào đó, cũng nhắc nhở các thầy đại học nên xem lại sự thái quá của mình. Không vì chuyện nhỏ bé nào đó mà làm hư hỏng cuộc đời một con người khi họ còn rất trẻ tuổi. Mức điểm số 4 hay số 5 không phải là con điểm quá xa khi nó không phải là điểm môn chính mà SV theo đuổi một ngành học. Tôi nghĩ, cuộc đời này không phải ai cũng giỏi và ngành, nghề nào cũng giỏi, ngay cả các thầy. Kể cả các ông thầy được cho là giỏi, không phải vị thầy nào cũng có thành tích học tập thật giỏi trước khi bước lên bục giảng. Sự cố gắng của con người không chỉ từ hôm nay, mà nó còn ghi dấu ấn của một con người không chỉ ngày nay, ngày mai, mà là sự kiên trì bền bỉ trong một thời gian dài từ rất lâu, lâu lắm.
Đừng kìm hãm cuộc đời một con người khi thiếu sót của họ chỉ là một lỗ hổng.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
3 nhận xét:
nếu anh tự hỏi CÁI ANH VĂN CHUYÊN NGÀNH NÓ ĐƯỢC DẠY THẾ NÀO Ở ĐẠI HỌC, anh sẽ không thể thông cảm nổi, với cả THẦY - TRÒ - HỆ THỐNG GIÁO DỤC. Nó là 1 sự lừa phỉnh trình độ, vô lí trong phán xét vvà vô ích trong khoa học.
Mối quan hệ thầy trò hôm nay không còn như ngày xưa. Đạo đức của học trò xuống cấp nghiêm trọng không đơn giản chỉ vì nhiều giá trị đạo đức xã hội bị thay đổi, mà ngay chính tư cách đạo đức của nhiều ông thầy cũng đổi thay nhiều đi.
đạo đức - là 1 fạm trù lẽ ra ta nên xem xét thứ 2 - sau khi xem xét cái hệ thống giáo dục, bằng cấp, trình độ và sửa chữa nó. Xã hội đòi wá nhiều người phải tiết mình tu hành đạo đức nhưng lại chẳng hứa hẹn cho họ cái gì thực sự tốt đẹp và xứng đáng cả. Anh Văn Chuyên ngành hay đạo đức thầy - trò suy thoái do sự thiếu tôn trọng + công nhận/thừa nhận đó!
Đăng nhận xét