Căn nhà cổ này trị gí gần 3 tỷ đồng (ảnh trên) và công văn của UBND tỉnh Bình Thuận gửi Bộ GD (ảnh dưới)
Thứ Tư, 21 tháng 10, 2009
Thứ Năm, 1 tháng 10, 2009
Trung thu của người lớn !
Tết trung thu bao đời nay là của trẻ em và nó luôn hướng về trẻ em. Tết trung thu đã trở thành một sản phẩm văn hoá đặc sắc không thể thiếu trong văn hoá Việt. Không khí trung thu đang về rộn ràng trong tất cả các miền quê những ngày này.
Tuy nhiên, gần đây, với những pha trộn của sự phát triển về kinh tế, xã hội, tết trung thu đã bị lợi dụng và biến dạng. Người ta sản xuất bánh trung thu “không phải để ăn” mà là để làm quà cáp, biếu xén cho nhau nhân dịp này. Một ông quan chỉ trong vòng tuần lễ trung thu, đã nhận hàng chục cái bánh trung thu có giá từ vài trăm nghìn đồng cho đến cả triệu đồng. Rất tiếc rằng ông quan này đâu còn con cháu thuộc diện nhận bánh trung thu. Và dĩ nhiên người “phá cỗ” lại là người lớn !
Ở TP.Phan Thiết (Bình Thuận) lâu nay nổi tiếng bởi lễ hội lồng đèn. Lễ hội này từng được công nhận là “lễ hội lồng đèn lớn nhất Việt Nam”. Qua theo dõi mấy năm gần đây được biết, quả thực không có ở nơi nào trên đất nước ta có lễ hội lồng đèn to lớn như thế. Mỗi trường học của thành phố biển này phải làm một lồng đèn thuộc diện “khổng lồ” để phục vụ cho đêm cộ đèn trung thu. Một chiếc đèn trung thu như thế với giá hiện nay thấp nhất là mười lăm triệu đồng. Đối với những trường vận động kinh phí tốt thì chiếc đèn có thể được làm với giá trên ba chục triệu đồng. Chưa kể mỗi trường còn phải có thêm hàng trăm chiếc đèn nhỏ cho đêm trung thu thì sơ tính mỗi trường cũng phải tốn ít nhất hai chục triệu đồng cho lễ hội lồng đèn lớn nhất Việt Nam. Thử làm một phép tính, với hơn ba chục trường học tham gia, sẽ mất biết bao nhiêu tiền cho đêm trung thu ? Đáng chú ý là phong trào thi thố làm lồng đèn trung thu hoành tráng đã trở thành “cuộc chơi của người lớn”. Mới khai giảng, trường nào cũng cắt cử một “ban” chuyên tập trung lo cho việc làm đèn trung thu. Nhà trường thuê hẳn một ê kíp, hoặc một công ty quảng cáo, thiết kế từ kiểu dáng đến kích cỡ và trang trí chiếc đèn mang tên trường mình, có gắn theo máy nổ và chíp điều khiển tự động. Cốt sao phải là đèn độc đáo và giật giải, dù giải thưởng chỉ vài trăm nghìn. Cả tháng trời chuẩn bị công phu để có một chiếc đèn hoành tráng; nhưng nó chỉ được sử dụng chừng hai giờ đồng hồ trong đêm rước đèn quanh thành phố, sau đó lại vứt bỏ. Có năm, ngày rước đèn gặp mưa lớn, nhà trường còn phải mua luôn áo mưa cho các em đi rước đèn đông đủ nhằm “lấy điểm”. Với chủ trương xã hội hoá giáo dục hiện nay, nhà trường không bắt buộc nộp tiền làm đèn trung thu mà chỉ vận động phụ huynh “tự nguyện”. Có trường học còn bắt tay được với những resort lớn có tiếng ở Phan Thiết- Mũi Né, gắn thương hiệu của họ vào chiếc đèn lồng của trường mình. Và dĩ nhiên kinh phí sẽ được doanh nghiệp gánh chịu. Và thế là cuộc chơi trung thu hoàn toàn thuộc về người lớn.
Trung thu không thể thiếu với trẻ em dù bất kì ở miền quê nghèo hay thành phố. Nó vốn là của trẻ em thì trách nhiệm của người lớn phải để cho trẻ em. Không nên biến dịp trung thu này để chúng ta thi thố, cung phụng nhau với những chi phí quá tốn kém. Hãy dùng tiền đó để xây trường học, cấp học phí cho những học sinh nghèo vốn có ở khắp mọi miền của đất nước.
QUẾ HÀ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)